Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đông Nam Á (tiếng Anh: Southeast Asia, viết tắt: SEA) là tiểu vùng địa lý phía đông nam của châu Á, bao gồm các khu vực phía nam của Trung Quốc, phía đông nam của tiểu lục địa Ấn Độ và phía tây bắc của Úc.[5] Đông Nam Á có phía bắc giáp Đông Á, phía tây giáp Nam Á và vịnh Bengal, phía đông giáp Châu Đại Dương và Thái Bình Dương, phía nam giáp Australia và Ấn Độ Dương. Ngoài Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh và hai trong số 26 đảo san hô của Maldives ở Nam Á, Đông Nam Á là tiểu vùng duy nhất khác của châu Á nằm một phần trong Nam Bán cầu. Phần lớn tiểu vùng này vẫn ở Bắc bán cầu. Đông Timor và phần phía nam của Indonesia là những phần duy nhất nằm ở phía nam của xích đạo.
Theo định nghĩa ngày nay, Đông Nam Á bao gồm hai khu vực địa lý:
Khu vực này nằm gần giao điểm của các mảng địa chất, với cả các hoạt động địa chấn và núi lửa mạnh mẽ. Mảng Sunda là mảng địa chất chính của khu vực, bao gồm hầu hết các quốc gia Đông Nam Á trừ Myanmar, bắc Thái Lan, bắc Lào, bắc Việt Nam và bắc Luzon của Philippines. Các dãy núi ở Myanmar, Thái Lan và bán đảo Malaysia là một phần của vành đai Alpide, trong khi các đảo của Philippines là một phần của Vành đai lửa Thái Bình Dương. Cả hai vành đai địa chấn đều gặp nhau ở Indonesia, khiến khu vực này có khả năng xảy ra động đất và phun trào núi lửa tương đối cao.[9]
Vùng này bao gồm khoảng 4.500.000 km2 (1.700.000 dặm vuông Anh), chiếm 10,5% diện tích châu Á hoặc 3% tổng diện tích Trái đất. Tổng dân số của Đông Nam Á là hơn 655 triệu người, chiếm khoảng 8,5% dân số thế giới. Đây là khu vực địa lý đông dân thứ ba ở Châu Á sau Nam Á và Đông Á.[10] Khu vực này đa dạng về văn hóa và dân tộc, với hàng trăm ngôn ngữ được sử dụng bởi các nhóm dân tộc khác nhau.[11] Mười quốc gia trong khu vực là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), một tổ chức khu vực được thành lập để hội nhập kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục và văn hóa giữa các quốc gia thành viên.[12][13]
Dân tộc Đông Nam Á lấy dân tộc Nam Đảo và dân tộc Mã Lai chiếm vị trí chủ đạo, cư dân trong khu vực phần nhiều theo Hồi giáo và Phật giáo, các tôn giáo khác như Kitô giáo, Ấn Độ giáo và tôn giáo có liên quan đến thuyết vật linh cũng tồn tại ở bên trong khu vực này. Indonesia là nước có người theo Hồi giáo nhiều nhất trên thế giới, Thái Lan là nước Phật giáo lớn nhất thế giới, Philippines là nước có tín đồ Công giáo Rôma nhiều nhất ở Đông Bán cầu.
Đông Nam Á nằm ở "ngã tư đường" giữa châu Á và châu Đại Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo biển Malacca chính là "yết hầu" của giao lộ này, địa vị chiến lược trọng yếu vô cùng. Eo biển Malacca nằm ở giữa bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra, tổng chiều dài chừng 1.080 km, chỗ hẹp nhất chỉ có 3,7 km, đủ lưu thông tàu thủy tải trọng 250.000 tấn, các nước bờ tây Thái Bình Dương phần nhiều đi qua tuyến hàng hải này hướng tới Nam Á, Tây Á, bờ biển phía đông châu Phi và các nước đi sát bờ biển ở châu Âu. Các nước ven bờ eo biển Malacca có Thái Lan, Singapore và Malaysia, trong đó Singapore ở vào chỗ hẹp nhất của eo biển Malacca, là vị trí giao thông đặc biệt trọng yếu.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |