Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Lợi thế:
Theo đánh giá các làng nghề trên địa bàn tỉnh mỗi năm đã đạt giá trị sản lượng hàng trăm tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Những làng nghề phát triển tương đối khá, có sức sống tốt là những làng tìm được đầu ra của sản phẩm như đan cót, chế biến chè, mộc, tương, bánh, bún. Từ ngành nghề truyền thống một số người đã vươn lên mở mang cơ ngơi sản xuất ra địa bàn khác, đầu tư thêm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, thậm chí vươn ra lập đại lý sản xuất, bán sản phẩm, thu mua nguyên liệu.
Khó khăn:
các làng nghề của tỉnh quy mô nhỏ, khó phát triển. Đơn cử như làng sọt Ngô Xá (Cẩm Khê). Làng được công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề từ hơn chục năm nay, nhưng các sản phẩm đan lát nói chung, đan sọt nói riêng đều không mở rộng được , thậm chí còn có nguy cơ mai một. Nguyên nhân là do sản phẩm chỉ phù hợp và thích ứng với giai đoạn thị trường cần sọt làm bao bì đựng chuối xanh xuất khẩu đi Trung Quốc và do một vài đầu mối chắp nối tiêu thụ. Khi nhu cầu thị trường thay đổi, đầu mối không chắp nối được là kéo theo cả làng mất nghề. Làng mộc Minh Đức (huyện Tam Nông), làng chế biến nông sản Hùng Lô (thành phố Việt Trì), rồi một loạt các làng đan lát ở Thanh Ba, Hạ Hoà… cũng trong hoàn cảnh tương tự. Bởi sản phẩm truyền thống làm ra hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, khi thị trường bị ách tắc thì các hộ làm nghề cũng “chết” theo.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |