Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giáo dục Công dân - Lớp 6
01/05 19:34:58

Em hiểu thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Kể tên một số quyền cơ bản trong nhóm quyền chính trị của công dân được quy định trong Hiến pháp 2013?

:  Em hiểu thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Kể tên một số quyền cơ bản trong nhóm quyền chính trị của công dân được quy định trong Hiến pháp 2013?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
52
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền lợi mà công dân được hưởng và những trách nhiệm mà họ phải thực hiện trong xã hội. Một số quyền cơ bản trong nhóm quyền chính trị của công dân được quy định trong Hiến pháp 2013 bao gồm:



  • Quyền tự do ngôn luận, báo chí

  • Quyền tự do tôn giáo

  • Quyền tự do hội họp, tụ tập

  • Quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước

  • Quyền bầu cử và được bầu cử

  • Quyền tố cáo, kiện toà


Các quyền này giúp đảm bảo công dân có thể tham gia vào việc quản lý xã hội và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

0
0

Hiến pháp năm 2013 đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam chế định quyền và nghĩa vự cơ bản của công dân được chuyển đổi thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Đây không chỉ đơn thuần là thay đổi tên gọi mà quan trọng hơn đó chính là việc thể chế hóa các quyền con người một cách cụ thể trong Hiến pháp bên cạnh các quyền và nghĩa vụ của công dân.

Để hiểu một cách đầy đủ và toàn diện chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 ta có thể phân chia các quyền của công dân thành các quyền về chính trị, dân sự (các quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân), các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội, cuối cùng ta xem xét các nghĩa vụ cơ bản của công dân.

 

1. Các quyền về chính trị, dân sự

- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (khoản 1 Điều 28). Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân (khoản 2 Điều 28). Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một trong những quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội, thực hiện phương châm mọi công việc của Nhà nước, của xã hội: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước; đóng góp ý kiến xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục v.v. của đất nước; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp và pháp luật; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội...

- Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Việc thực hiện các quyền này do luật định (Điều 27). Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước là một quyền chính trị cực kì quan trọng của công dân. Nhờ quyền bầu cử mà các công dân có thể lựa chọn những người ưu tú nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, và quyền lợi của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước, giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Chính ở quyền này nhân dân lao động thực hiện quyền lực của mình, thực hiện quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của mình. Theo Điều 27 Hiến pháp năm 2013, công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Nhà nước ta đã ban hành Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 15/4/1992 (thông qua tại kì họp thứ 11, Quốc hội khóa VIII) thay thế cho Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 18/12/1980. Sau đó, Luật này được thay thế bằng Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 15/4/1997 và gần đây được sửa đổi, bổ sung bằng Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2010. Ngày 25/6/2015 tại kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, theo đó những người không có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những người mất năng lực hành vi dân sự và những người bị pháp luật hoặc tòa án tước quyền đó. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện với nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, thể hiện chế độ dân chủ rộng rãi của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, tạo điều kiện cho nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ Nhà nước và xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Giáo dục Công dân mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo