Xét về sự liên kết, ta có thể xem rõ ràng 2 cách liên kết chính của văn bản, đó là liên kết về mặt nội dung và liên kết về mặt hình thức.
2.1. Liên kết nội dung
Liên kết nội dung là sự liên kết về ý tứ, sự thống nhất trong nội dung của văn bản. Trong đó, các đoạn văn phải có sự đồng nhất về chủ đề chung của cả bài, và các câu trong mỗi đoạn phải có sự tương thích với nhau để tạo thành chủ đề của một đoạn văn. Đây chính là liên kết chủ đề.
Bên cạnh đó, liên kết nội dung cũng cần phải mang tính logic. Tức là các câu trong đoạn văn phải được sắp xếp logic với nhau, tạo thành một trình tự sắp xếp hợp lý, có sự mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn.
2.2. Liên hết hình thức
Liên kết hình thức là phương pháp sử dụng các phép liên kết như lặp, đồng nghĩa, trái nghĩa,.. mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường trong quá trình đọc bài. Các phép liên kết này có tác dụng làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn rất nhiều.
phép liên kết
Liên kết hình thức là phương pháp sử dụng các phép liên kết như lặp, đồng nghĩa, trái nghĩa,..
3. Liệt kê một số phép liên kết câu thường gặp?
Các phép liên kết tiêu biểu thường được sử dụng trong các văn bản chúng ta thường đọc, hay các bài văn thường làm được liệt kê như sau:
3.1. Phép nối
Phép nối là cách sử dụng các tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ để liên kết câu hoặc đoạn văn với nhau. Tổ hợp từ có thể bao gồm quan hệ từ, từ ngữ chuyển tiếp và phụ từ. Dưới đây là một số tổ hợp từ thường được sử dụng:
Quan hệ từ: là, và, còn, mà, tuy, nhưng, nếu, nên
Các từ chuyển tiếp: do đó, dù vậy, tuy nhiên, vậy thì, vậy nên, nhìn chung, tóm lại