Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

04/05/2024 21:11:30

Viết đoạn văn về ý nghĩa của tiếng mẹ đẻ đối với mỗi người

viết đoạn văn về ý nghĩa của tiếng mẹ đẻ đối với mỗi người
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
75
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ đầu tiên mà mỗi người được tiếp xúc khi mới chào đời. Đó là âm thanh đầu tiên mà ta nghe khi còn trong bụng mẹ, là tiếng nói đầu tiên mà ta nhận biết khi mới sinh ra. Tiếng mẹ đẻ không chỉ là cách giao tiếp đơn giản giữa mẹ và con, mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc và quan trọng.

Tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ của tình yêu, sự quan tâm và sự chăm sóc vô điều kiện. Đó là ngôn ngữ mà không cần từ ngữ, chỉ cần âm thanh êm đềm và ấm áp của mẹ đã đủ để làm dịu đi trái tim của mỗi người. Tiếng mẹ đẻ còn là ngôn ngữ của sự an ủi, khi ta buồn bã hay sợ hãi, chỉ cần nghe tiếng mẹ nói, ta cảm thấy bình an và yên lòng.

Tiếng mẹ đẻ còn là ngôn ngữ của sự khích lệ và động viên. Khi ta gặp khó khăn và thất bại, tiếng mẹ luôn là nguồn động viên lớn nhất, giúp ta vượt qua mọi thử thách và khó khăn. Tiếng mẹ đẻ còn là ngôn ngữ của sự hướng dẫn và giáo dục, giúp ta hiểu biết và phát triển trong cuộc sống.

Với mỗi người, tiếng mẹ đẻ mang ý nghĩa rất lớn lao và quan trọng. Đó không chỉ là ngôn ngữ giao tiếp mà còn là nguồn động viên, yêu thương và sự chăm sóc vô điều kiện. Hãy trân trọng và gìn giữ tiếng mẹ đẻ, bởi đó là ngôn ngữ duy nhất mà không ai có thể thay thế được trong cuộc đời của mỗi người.
1
0
Hoàng Hiệp
04/05/2024 21:11:54
+5đ tặng

 Người Việt Nam ta vốn luôn tự hào về tiếng Việt - thứ tiếng đẹp và hay. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó được kết tinh từ quá trình lao động sản xuất, chiến đấu và dựng xây đất nước của ông cha từ bao đời nay. Tiếng Việt còn giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp. Dù trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chống thực dân phong kiến nhưng Tiếng Việt vẫn giữ được nguyên giá trị, bản sắc tinh hoa của nó. Nó là thứ tiếng hài hòa về âm hưởng, thanh điệu. Chính vì thế, tiếng Việt có đầy đủ khả năng truyền tải tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu trong đời sống người Việt. Nó còn là thứ tiếng giàu chất nhạc bởi nó là thứ tiếng giàu thanh điệu. Qua các thời kì, tiếng Việt tăng lên nhiều, ngữ pháp uyển chuyển và chính xác hơn. Bởi vậy, chúng ta hôm nay cần biết gìn giữ và phát huy sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thắng Phạm
04/05/2024 21:12:06
+4đ tặng
rong thời gian gần đây, việc một số bạn trẻ thích “sinh ngoại”, sử dụng tiếng nước ngoài thay cho tiếng Việt đã gây ra nhiều tranh luận. Với tôi, tiếng mẹ đẻ vẫn là điều mà chúng ta phải gìn giữ, là di sản quý giá của dân tộc còn tiếng nước ngoài chỉ là một phương tiện để chúng ta giao lưu với thế giới. “Tiếng mẹ đẻ” là ngôn ngữ của dân tộc mình, là tiếng nói gốc của ông bà, cha mẹ,…từ ngàn đời xưa. “Tiếng nước ngoài” chỉ chung mọi ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ. Chúng ta cần thực hiện song song cả việc trau dồi tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài. Bởi mỗi người sinh ra chính là từ văn hóa, truyền thống, bản sắc dân tộc. Ta được nuôi dưỡng từ những lời ru ầu ơ của bà của mẹ, trưởng thành từ chính thứ ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà sâu sắc ấy. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng giúp chúng ta có thể hội nhập, mở mang tri thức…Giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là bài trừ những ngôn ngữ khác mà cần sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, không được lạm dụng quá mức. Sử dụng tiếng nước ngoài một cách bừa bãi, thậm chí còn sai lệch, ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt không làm các bạn sang trọng hơn mà chỉ hạ thấp chính giá trị con người bạn. Rất nhiều những người thành công trên trường quốc tế như GS Ngô Bảo Châu hay “thần đồng” Đỗ Nhật Nam nhưng họ vẫn dùng tiếng Việt trong giao tiếp hay các bài viết, tiếng nước ngoài chỉ xuất hiện khi thực sự cần thiết. Nhưng nhiều người quan niệm rằng công việc không cần đến ngoại ngữ thì không cần học. Đó là suy nghĩ không toàn diện bởi ngoại ngữ không chỉ là công cụ làm việc mà còn là con thuyền đưa ta khám phá với những quốc gia khác. Vì vậy, mỗi chúng ta bên cạnh việc gìn giữ những giá trị truyền thống của tiếng Việt còn phải không ngừng học hỏi thêm những ngôn ngữ mới, để cuộc sống thêm nhiều màu sắc hơn. Với tôi, tiếng Việt giúp tâm hồn tôi trong sáng hơn, bình yên hơn còn những ngôn ngữ khác sẽ giúp trí tuệ tôi được mở mang, giàu có hơn. Hãy luôn để tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài là những chiếc chìa khóa đưa ta đến với thế giới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×