Thơ về quê hương đất nước thường chất chứa rất nhiều những cảm xúc, chiếm được tình cảm của bạn đọc. Trong số đó, tôi ấn tượng với bài thơ “Quê hương” của Nguyễn Đình Huân bởi sự dung dị, ngôn từ mộc mạc, bộc lộ tình yêu quê hương chân thành.
Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả Nguyễn Đình Huân đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu:
“Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ”.
Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi – với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, “Quê hương là”: tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng.
Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu:
“Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều”.
Chỉ hai câu thơ, cả một không gian rộng lớn về quê hương được mở ra sống động với bề rộng là “cánh đồng vàng” mênh mang lúa chín; chiều cao bầu trời thoảng thơm hương lúa được tái hiện.
Hình ảnh “cánh đồng vàng” vừa gợi tả màu của lúa chín vừa là ẩn dụ để chỉ giá trị to lớn, thái độ trân quý đồng đất quê hương “tấc đất tấc vàng”. Không yêu quý quê hương thì sẽ không có cách nhìn và lối viết ấy.
Trong bài thơ, ngôn từ thuần Việt dung dị, nghệ thuật liệt kê được tác giả sử dụng thành công xuất sắc nên rất nhiều hình ảnh gợi nhớ về quê hương xuất hiện nhưng không đơn điệu, không nhàm chán. Trái lại, tác giả đã chọn lựa được những chi tiết nghệ thuật đặc trưng chỉ vùng thôn quê mới có như: tiếng gà gáy lúc bình minh, cánh đồng lúa chín, dáng mẹ áo nâu liêu xiêu đi về trong bóng chiều chạng vạng.
Chưa hết, quê hương còn là những cơn mưa, hàng dừa soi bóng ven sông nước… Tất cả đều gắn bó thân thương vô cùng.
Khép lại bài thơ là hai câu: “Quê hương ta đó là nơi/ Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về” vừa để khẳng định tình cảm sắt son vừa như nhắn gửi tha thiết tới mỗi chúng ta hãy luôn nhớ về quê hương.
Bài thơ ngôn từ đôi chỗ còn mộc mạc nhưng thể hiện rõ tình yêu quê hương của chủ thể trữ tình. Tình yêu quê chính là động lực, là bệ phóng để mỗi người người chúng ta được chắp cánh để bay cao, bay xa vào bầu trời cuộc sống.Sau khi đọc bài thơ Quê Hương của tác giả Nguyễn Đình Huân em cảm thấy bài thơ rất hay nó nói về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta, ở bài thơ này tác giả còn bày tỏ lòng yêu quê hương sâu sắc qua 4 câu thơ đầu tiên.
Quê hương ở bài thơ này thật gần gũi đối với chúng ta nào là tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng, khi ta đọc được những dòng thơ này ký ức như ùa về gợi lên cảm giác dễ chịu, an toàn và hồn nhiên như một đứa trẻ.
Ở khổ thơ Quê hương là phiên chợ. Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa. Quê hương ở khổ thơ này như những xúc mong chờ, hồi hộp để đợi mẹ mang về bánh đa thơm lừng.
Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều, khi đọc đến câu thơ này em lại nghĩ đến những buổi chiều thả diều rồi ngã vào đống bùn về nhà thì bị mẹ mắng cho một trận vì cái tội làm bẩn quần áo. Ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương là bầu trời, cánh diều chứa đựng cả tuổi thơ của ta.
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về
Ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương như cha như mẹ vì vậy đừng bao giờ quên những cảm xúc những hình ảnh những âm thanh ở quê hương và cũng đừng quên những gì mà quê hương đã cho bạn nói chung là "Hãy luôn nhớ về quê hương!”Bài thơ "Quê Hương" của Nguyễn Đình Huân thực sự là một tác phẩm tuyệt vời về tình yêu và sự gắn kết với quê hương.
Mỗi khổ thơ như là một bức tranh tượng hình đẹp về những ký ức, cảm xúc và tình cảm sâu sắc đối với ngôi làng, miền quê thanh bình. Bài thơ đã thể hiện một cách tinh tế tình yêu thương với quê hương thông qua những hình ảnh và cảm xúc sống động. Từ những tiếng ve kêu đến lời ru của bà, của mẹ, từ dòng sông, tiếng sáo diều bay bổng đến cánh cò trắng, tác giả đã khắc họa sự gần gũi và quý báu của quê hương trong lòng mỗi người. Khi đọc những dòng thơ này, người đọc như được đưa trở về thời thơ ấu, những khoảnh khắc tinh khôi và hồn nhiên nhất của cuộc sống. Bức tranh chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa cũng tạo nên hình ảnh tương phản, thể hiện sự hồi hộp, nhớ mong và tình cảm với những món ăn dân dã của quê hương. Những ký ức đáng nhớ, những giây phút chờ đợi hồn nhiên trong thời thơ ấu. Hình ảnh cánh đồng vàng, hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều đưa chúng ta trở lại với cảm giác hạnh phúc và tự do của việc thả diều vào buổi chiều nắng. Cũng là lúc chúng ta nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào và đôi lúc thơ ngây dưới ánh mặt trời. Những dòng thơ cuối cùng đã thể hiện sự tương đồng giữa quê hương và người cha, người mẹ.
Quê hương là nơi gắn kết, nuôi dưỡng và khắc ghi những giá trị đích thực trong tâm hồn. Tác giả nhắc nhở chúng ta luôn giữ mãi trong tâm khả năng tình cảm, hình ảnh và âm thanh đặc biệt của quê hương, vì đó chính là hạt giống của tình yêu và tôn trọng đối với nguồn gốc.