LỄ CÚNG TẠ ƠN CHA MẸ CỦA NGƯỜI J’RAI VÀ NGƯỜI BA NA Khi người con đã trưởng thành, có đủ điều kiện kinh tế thì sẽ tổ chức một lễ gọi là Lễ tạ ơn để cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Đây thật sự là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người Jrai và Ba Na ở Kon Tum. ... Điều này đã thể hiện đạo lý của con cái đối với cha mẹ và đề cao vai trò nuôi nấng, dạy dỗ của bậc sinh thành dành cho con cái từ xưa đến nay. Lễ cúng tạ ơn cha mẹ, người Jrai gọi là Chal mơ né kơ mi ma (teh rơ mơ kơ mi ma bui); còn người Ba Na gọi là Khop bonê ka me pa. Thường được tổ chức vào tiết nông nhân (Ning nong), sau lễ mừng lúa mới. Đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người. Tùy vào điều kiện kinh tế của người con quyết định vật cúng. Lễ được tổ chức khá long trọng trong hai ngày. Vào ngày đã được sự đồng ý của cha mẹ. Gia đình người con sẽ mang lễ vật đến, mộtghè rượu ngon đặt giữa nhà và bắt đầu mỗ gà và heo (bò). Lấy tiết con vật cúng bôi lên ghè rượu, lấy một phần gan sống của các con vật đem xâu vào cây tre rồi cột trên miệng ghè để cúng ông bà tổ tiên và một phần đem ra ngoài sân cúng thần linh. Gà, thịt heo được nướng, xâu vào cây tre rồi cùng cột vào cây nơi buộc ghè rượu. Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghẻ rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con. Tiếp theo cha mẹ và con sẽ lần lượt khẩn vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu Cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc... Sau đó chính tay người con sẽ làm các món ăn ngon dâng lên cha mẹ mình. Thông thường là làm theo khẩu vị mà cha mẹ mình thích ăn nhất. Sau khi đã chuẩn bị xong, người conmang đến dâng cho mẹ mình ăn trước và mời mẹ uống cang rượu cần đầu tiên rồi mới đến cha, . Người mẹ, cha nhận lời và cũng cảm ơn con đã biết hiếu thuận, nhớ ơn sinh thành, cầu mong con sẽ không bị đau ốm và làm ăn ngày càng tốt hơn nữa.LỄ HỘI HOA BAN Lễ hội hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái ở Tây Bắc tổ chức vào tháng 2 âm lịch. Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm.Lễ hội Hoa Ban thể hiện nét văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái với tâm nguyện thỉnh bái. “Then” – vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái; thỉnh bải “nàng Ban” – một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái và tình yêu đôi lứa thủy chung. Chuyện kể rằng, nàng Khôm và chàng Tào Lu yêu nhau nhưng không được gia đình chấp thuận, Mùa xuân, hai người rủ nhau lên chơi hang Thẩm Đông Ngoạng tức hang Thẩm Lé bây giờ. Ít lâu sau, chàng bị cảm rồi chết, biến thành con Tô Mánh Lú (màu đen, to hơn con ve). Nàng Khôm không muốn bị ép duyên với chàng trai khác đã bỏ trốn vào rừng. Nàng chạy, chạy mãi, kiệt sức rồi chết ở trong rừng. Và nơi nàng nằm xuống mọc lên một loại cây có hoa trắng hương thơm, mật ngọt. Người dân gọi đó là hoa Ban. Khi đến ngày, họ mang lễ vật lên hang Thẩm Lé cúng. Gồm một con lợn, mấy cành hoa ban, chai rượu, hai bát gạo, hai bát cơm, vài nén hương cùng với trầu cau. Thầy làm lễ cúng 43 mo thần hang, thần rừng, cầu cho dân chúng có cuộc sống ấm no, sung túc. Sau đó, thanh niên trai gái bắt đầu vui hội hái hoa, sôi nổi với những trò diễn độc đáo. 5 Âm vang nhộn nhịp của tiếng pí, tiếng khèn, Con trai thổi khèn, con gái dập dìu múa điệu Thẩm Lẻ. Các chàng trai thi nhau trèo lên các cây ban hái hoa tặng cho người con gái mà mình có ý. Vì vậy, lễ hội hoa ban không chỉ là dịp để người dân dâng lễ với tổ tiên, các vị thần núi thần sông. Mà còn là nơi tưởng nhớ đến tình yêu của nàng Khôm, chàng Tào Lu. Và là dịp vui chơi của những đôi nam nữ muốn thể hiện tình cảm. 1.Đọc Văn Bản Và Trả Lời Câu Hỏi: - Đoạn Trích Trên Được Viết Theo Trình Tự Nào? 0.5₫ - Tên Gọi Khác Của Lễ Hội?Thời Gian Tổ Chức? 0,5₫ - Mục Đích Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Hội? 1,5₫ - Giải Thích Phép Liên Kết Trong Các Câu Văn?(Phép Lặp,Phép Nối,Phép Thế) 1₫ - Đạo Lý Được Nói Đến Trong Văn Bản Hay Câu Văn? 0,5₫ - Trách Nhiệm Và Việc Làm Của Bản Thân Với Lễ Hội Hoặc Với Người Thân? 0,5₫
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. **Đoạn trích trên được viết theo trình tự nào?** - Đoạn trích được viết theo trình tự thời gian, từ việc giới thiệu lễ tạ ơn cha mẹ trong cộng đồng người J’Rai và Ba Na đến việc mô tả về Lễ hội hoa Ban của người Thái.
2. **Tên gọi khác của Lễ Hội? Thời gian tổ chức?** - Lễ hội hoa Ban còn gọi là lễ hội Xên Mường, được tổ chức vào tháng 2 âm lịch.
3. **Mục đích ý nghĩa và vai trò của Lễ hội?** - Lễ hội hoa Ban thể hiện lòng tôn kính, tri ân của người dân đối với các vị thần tiền bối, cầu cho quốc thái dân an và bản mường no ấm. Lễ hội cũng là dịp người dân tưởng nhớ công lao của tổ tiên và các vị thần nhằm cầu mong cuộc sống ấm no, sung túc.
4. **Giải thích phép liên kết trong các câu văn? (Phép lặp, phép nối, phép thế)** - Phép lặp: Sử dụng lặp lại từ ngữ như "lễ hội", "hoa Ban" để nhấn mạnh chủ đề và tạo sự liên kết về ý nghĩa. - Phép nối: Sử dụng các từ nối như "và", "sau đó" để kết nối các ý, các sự kiện một cách mạch lạc. - Phép thế: Sử dụng các đại từ như "họ", "người dân" thay thế cho "người Thái", "nhân dân" nhằm tránh lặp lại và giữ cho văn bản mượt mà.
5. **Đạo lý được nói đến trong văn bản hay câu văn?** - Đạo lý được nói đến là lòng hiếu thuận và biết ơn của con cái đối với cha mẹ cũng như sự tôn trọng và tưởng nhớ công lao của tổ tiên và các vị thần.
6. **Trách nhiệm và việc làm của bản thân với Lễ hội hoặc với người thân?** - Trách nhiệm và việc làm của bản thân với lễ hội hoặc với người thân bao gồm việc tham gia tích cực vào các hoạt động của lễ hội để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời biết ơn và tỏ lòng hiếu thuận với cha mẹ và người thân thông qua việc thực hiện các nghi lễ tạ ơn đúng cách, giữ gìn truyền thống gia đình và cộng đồng.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ