Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426 – cuối năm 1427)
1. Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)
a. Hoàn cảnh:
- 10/1426, 5 vạn quân viện binh của giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan.
- Âm mưu của Vương Thông: Tiêu diệt lực lượng chủ đạo của ta để giành thế chủ động.
- Quân Lam Sơn: Rút khỏi Cao Bộ, mai phục tại Tốt Động, Chúc Động
b. Diễn biến:
- Sáng 7/11/1426 Vương Thông cho quân tiến về Cao Bộ
- Nghĩa quân mai phuc đánh địch ở Tốt Động, chặn đường rút lui ở Chúc Động.
c. Kết quả:
- Tiêu diệt 5 vạn, bắt sống 1 vạn địch.
- Nhiều tướng giặc bị giết, Vương Thông phải tháo chạy.
d. ý nghĩa: Thay đổi tương quan lực lượng ta, địch.
2. Trận Chi Lăng - Xương Giang (10/1427).
a. Hoàn cảnh:
- 10/1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo vào nước ta.
- Quân ta tập trung lực lượng tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng trước
b. Diễn biến:
- 8/10/ 1427 Liễu Thăng xuất quân, bị phục kích, bị giết ở Chi Lăng.
- Lương Minh lên thay bị phục kích ở Cần Trạm.
- Thôi Tụ cùng 5 vạn quân bị tiêu diệt và bị bắt sống tại Xương Giang.
- Mộc Thạnh rút chạy về nước.
c. Kết quả:
- Bẻ gãy 2 đạo viện quân của giặc.
- 12/1427 Vương Thông xin hoà, mở hội thề ở Đông Quan, rút khỏi nước ta.
d. ý nghĩa: Chiến thắng quyết định.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:
a. Nguyên nhân:
- Sự ủng hộ về mọi mặt của nhân dân.
- Nhờ chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ chỉ huy Lam Sơn, đừng đầu Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
b. ý nghĩa lịch sử:
- Kết thúc 20 năm đô hộ của giặc Minh.
- Mở ra một thời kì mới cho đất nước.