Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nghĩ của em về sự kiện ngày 2/9/1945

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.659
7
5
nguyễn trà my
07/12/2018 18:21:01
Nhân dịp quốc khánh mùng 2-9, nhà trường em có tổ chức buổi tổ chức kỉ niệm sự kiện này. Trong buổi lễ, Mọi người chăm chú lắng nghe Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập. Hình ảnh của Bác lúc đó sẽ mãi ghi sâu trong lòng em.Vầng chán Bác cao, dáng người hơi gầy, Bác đứng trên cao ngắm nhìn về phí mọi người. Bác đứng lên dõng dạc nói, giọng bác to, đanh thép, từng câu nói như khẳng định chắc nịch về những luận điểm của Bác. Hình ảnh Bác thật đáng ngưỡng mộ, trong lòng ai cũng hết sức háo hức và tự hào về giây phút này. Sau buổi lễ, em vẫn nhớ như in hình ảnh và giọng nói của Bác. Bác mãi là tầm gương sáng cho chúng em noi theo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
5
Nhok Phượng Núi
07/12/2018 18:47:24
Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, thay mặt Chính phủ lâm thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản tuyển ngôn độc lập không chỉ một văn kiện lịch sử quan trọng, khẳng định nền độc lập tự do của nước nhà mà còn mang giá trị nghệ thuật văn chương.
Bản tuyên ngôn độc lập được Bác viết không chỉ cho đồng bảo cả nước mà còn viết cho bọn thực dân đế quốc Mỹ, Pháp đang lăm le bờ cõi nước ta. BẢn tuyên ngôn ra đời với mục đích chấm dứt chế độ thực dân phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và qua đó khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do, đập tan mọi luận điệu xảo trá của kẻ thù.
Trước tiên, bản Tuyên ngôn đôc lập đi vào những cơ sở pháp lý. Bác đã nêu ra những căn cứ pháp lý “những lý lẽ không ai chối cãi được”, đó là bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ, và bản tuyên ngôn nhân quyền dân quyền năm 1791 của Pháp. Trong dó tuyên ngôn độc lập của Mỹ nêu rõ “Tất cả mọi người đều sinh ra… mưu cầu hạnh phúc” và bản tuyên ngôn nhân quyền dân quyền của Pháp “Người ta sinh ra… về quyền lợi”. Hai bản tuyên ngôn được Bác trích dẫn đều nhấn mạnh quyền con người, điều mà chúng đang xâm phạm nghiêm trọng trên mảnh đất chữ S. Đề cập đến 2 bản tuyên ngôn lớn của thế giới, không chỉ thể hiện thái độ trân trọng của Bác với những danh ngôn bất hủ mà còn là nghệ thuật lấy “gậy ông đập lưng ông” được Bác sử dụng rất khéo léo ở phần này. Đây đều là những lời lẽ của tổ tiên Mỹ, Pháp, nhưng hiện tại, con cháu của họ đang đi ngược lại với những gì tổ tiên đề cao, đó là quyền con người, quyền được sống, được hưởng tự do và độc lập. Việc lấy dẫn chứng là 2 ban tuyên ngôn lớn này, còn là ẩn ý của Bác, thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc của Người khi đặt 3 nền dân tộc, 3 cuộc cách mạng ngang hàng nhau, đặt bản tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với 2 bản tuyên ngôn lớn đã nêu trên. Với giá trị lâu đời và uy tín của 2 bản tuyên ngôn Pháp – Mỹ, là chân lý đã được thừa nhận không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên toàn thế giới đã trở thành cơ sở pháp lý vững chắc cho bản tuyên ngôn độc lập mà Bác viết cho nước Việt NAm. Không chỉ dừng lại ở sự trích dẫn, Bác còn “suy rộng ra…”, ý nghĩa của việc này đã nâng quyền con người lên thành quyền dân tộc, đây là một đóng góp lớn đầy sáng tạo cho lý luận của phong trào cách mạng trên thế giới. Nếu như trong bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ viết “Tất cả mọi người đàn ông đều sỉnh ra có quyền bình đẳng” thì BÁc viết rong tuyên ngôn độc lập “tất cả mọi người đều sinh có quyền bình đẳng” sự thay đổi câu chữ này của Người “đã giải phóng cho một nửa nhân loại” (Lady Botton- nhà văn Mỹ). Như vậy, phần đặt vấn đề nêu ra những cơ sở lý luận của Bản tuyên ngôn độc lập được đặt ra một cách khéo léo. Hồ Chí Minh đã tạo một cơ sở vững chắc làm nền tảng cho bản “Tuyên ngôn độc lập”. Đoạn văn thể hiện nổi bật những nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của tác giả.
Sau khi đặt vấn đề nêu cơ sở lý luận, bản tuyên ngôn đi đến giải quyết vấn đề, nêu cơ sở thực tế. Đầu tiên là nêu lên tội ác của Thực dân pháp với một hệ thống tội ác trên mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Về kinh tế, BÁc đã khái quát tội ác của chúng trong một câu “Chúng bóc lột dân ta đến… tiêu điều” Bác quan tâm đến những hạng người như: “dân cày và dân buôn trở nên bần cùng”, “chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên”. Với cách lập luận như vậy, Người muốn tranh thủ sự ủng hộ của khối đại đoàn kết dân tộc đặc biệt là liên minh công nông, nền tảng cốt lõi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cả đoạn văn, tác giả lặp lại từ “chúng” đẻ chỉ thực dân pháp đây là điệp từ điệp âm tạo sự mạnh mẽ hùng hồn. chỉ một từ chúng nhưng vị ngữ thì luôn thay đổi “thi hành”, “lập ra”, “thẳng tay chém giết”, “tắm”… cho thấy chỉ một kẻ thù thôi nhưng tội ác chúng gây ra nhiều không kể siết, tội ác trên mọi bình diện. Một từ chúng nhưng lại kết hợp với “tuyệt đối không cho” “thi hành” “ngăn câm” cho thấy tội ác thủ tiêu tự do đối lập với cách chúng mị dân về “tự do” “dân chủ” “bình đẳng”. Một từ chúng kết hợp với “lập nàh tù” “thẳng tay chém giệt” cho thấy bản chất tàn bạo dã man đối lập với ngon cờ “bác ai” “nhân đạo” mà chúng giương lên. Một từ chúng kết hợp với “dùng thuốc phiện rựou cồn” “ràng buộc dư luận” “thi hành chính sách…” cho thấy chính sách ngu dân bịp bợm xảo trá đối lập với “khai hóa, văn minh” thậm tệ hơn là “cướp” “bóc lột” “giữ độc quyền”. Đặc biệt là khi Nhâtj tiến vào đông dương, những kẻ tự xưng là nước mẹ ấy đã lộ rõ bản chất hèn nhát dã man tàn bạo khi dâng nước ta cho Nhật thậm chí chúng còn hèn nhát tàn bạo đến mức “quỳ gối” “bỏ chạy” “bán nước ta hai lần” “thẳng tay khủng bố” “giết nốt”.CÁch lập luận đanh thép này đã khiến cho kẻ thù không thể chối bỏ tội ác mà chúng đã gây ra. Tội ác lớn nhất mà chúng đã gây ra là nạn đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945 “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căm cứ đánh đồng minh thì thực dân Pháp quì gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, nhân dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói”. Tác giả cũng không bỏ xót nhữung tội ác khác của bọn thực dân Pháp như “trong năm năm chung bán… cho Nhật”, tội thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa, tội “giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.”
Người kết tội kẻ thù một cách hùng hồn đanh thép như vậy nhằm phơi bày bộ mặt tàn bạo, vạch trần chiêu bài “bảo hộ ” của những kẻ cướp nước trước toàn thể đồng bào, và trước dư luận toàn thế giới. Lời lẽ kết tội kẻ thù sắc bén của Người làm ta nhớ đến Nguyễn TRãi năm xưa với bình ngô đại cáo
“… Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế
Gây binh kết oán trải hai mươi năm…
…Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi…”
Đoạn văn là tội ác, bản chất phi nghĩa, vô nhân đạo của thực dân Pháp trước dư luận thế giới.
Không chỉ vạch trần tội ác của thực dân pháp, BÁc còn nêu lên cuộc cách mạng chính nghĩa anh hùng cảu dân tộc, sử dụng từ tuy vậy để chuyể sang ý này cho thấy hành động của nhân dân ta hoàn toàn đối lập với thực dần pháp, đây là cách lập luận chặt chẽ mạch lạc. điệp từ “sự thật là..” mang lại âm hưởng mạnh mẽ thuyết phục người nghe bằng những lý lẽ không thể chối cãi khẳng định công lao to lớn của nhân dân những người chủ chân chính của đất nước. Sau khi nêu lên cuộc cách mạng chính nghĩa của dân tộc, Người khẳng định tư do độc lập, quan hệ từ “bởi thế nên” đa chỉ rõ quan hệ nhân quả, bên cạnh đó là những câu dài “thoát ly hẳn… xóa bỏ hết….kiên quyết chống lại …” đã tuyên bố chấm dứt hoàn toàn quan hệ thuộc địa với thực dân pháp và khẳng định quyết tâm chống lại chúng.
Vạch trần tội ác của thực dân Pháp trước toàn nhân loại đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã nêu ra cơ sở thực tế chính đáng để hưởng tự do độc lập của nước Việt Nam.
Cuối cùng, Bản tuyên ngôn độc lập kết lại với phần tuyên bố độc lập. Câu kết “Toàn thể nhân dân quyết giữ vững…” là lời tuyên bố chính thức trịnh trọng hùng hồn về độc lập dân tộc là lời thề thiêng liêng trước toàn dân tộc , đồng thời là lời cảnh cáo kẻ thù đang lăm le phá hoại đất nước ta. Đoạn văn ngắn gọn, súc tích, lời lẽ hùng hồn, trang trọng, là một lời truyên bố đanh thép với toàn thể đồng bào, nhân dân thế giới và cả kẻ thù đang lăm le phá hoại thành quả Cách mạng về nền độc lập tự do của dân tộc ta.
“Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, thuyết phục, hùng hồn, dẫn chúng cụ thể, chính xác,… Tác phẩm là lời tuyên bố trước toàn quốc dân và thế giới, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, khẳng định quyết tâm sắt đá bảo vệ nền tự do độc lập của toàn thể nhân dân Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×