Tuổi trẻ là tuổi của những hoài bão, của những ước mơ đang sục sôi từng ngày chờ năng lượng, tinh thần của sức trẻ thực hiện. Nhưng mỗi bản thân chúng ta, dù trong bất cứ độ tuổi nào, hoàn cảnh, thời gian nào luôn luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách tuỳ theo mức độ trong cuộc đời. Dù trong thời chiến hay thời bình, mỗi người chiến sĩ đều mang vác cho mình những trách nhiệm đè nặng lên vai để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ tự do cho dân tộc ta. Nhưng dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, khó khăn, vất vả của các chiến sĩ, sự thiếu thốn về vật chất, không hề thuyên giảm. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã ca ngợi vẻ đẹp của những người lính, những người chiến sĩ qua bài thơ “Đợi mưa trên đảo sinh tồn”. Bài thơ phản ánh những khó khăn, gian khổ nơi biển đảo xa xôi mà người chiến sĩ xa quê hương phải trải qua để bảo vệ bình yên cho nước nhà. Ở nơi đại dương mênh mông ấy, nước ngọt là điều vô cùng quý giá. Vì vậy những người chiến sĩ đã đợi những cơn mưa đổ bộ trên đảo sinh tồn ấy. Những giọt mưa như những hạt ngọc trân quý, rơi rớt từng giọt từng giọt khiến các chiến sĩ vui sướng đến tột cùng: “. Ôi ước gì được thấy mưa rơi /Mặt chúng tôi ngửa lên như đất”. Khi mưa đến, các chiến sĩ như những đứa trẻ được sống lại với tuổi thơ, trở về những năm tháng vô lo vô nghĩ. Mưa qua, cái nắng hạn khô khốc sẽ không còn trên hòn đảo sinh tồn ấy nữa, những mầm cỏ xanh sẽ đâm chồi, sinh sôi nảy nở, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt diệu: “Những màu mây sẽ thôi ko héo quắt/ Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên”. Dù xa quê hương là thế ấy nhưng các anh ấy vẫn giữ cho mình tinh thần bừng sáng: “Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ”, hình ảnh vô cùng dí dỏm giữa cái gian khó ấy. Dẫu chỉ là niềm vui trong tưởng tượng, chỉ là những điều có thể xảy ra trong tương lai mà ta nghe như thể tiếng kêu hân hoan ngân nga trong từng câu chữ khao khát trời mưa của họ vẫn tiếp tục giao tiếp cháy bỏng.