Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu phía dưới
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu phía dưới “Buổi sáng Chủ nhật, 10/5/1964, tôi đứng ngồi không yên. Không rõ đêm qua anh Trỗi đi đâu? Tôi rất mong anh, mong anh hơn tất cả các ngày nghỉ khác, vì từ hôm cưới nhau hai vợ chồng chưa đi thăm họ hàng. […] Vào khoảng chín giờ sáng, bỗng nhiên tôi thấy ập vào nhà bảy, tám thằng cảnh sát, giải theo một người bị còng tay ra sau lưng. Thoạt đầu, tôi vẫn chưa tin là anh Trỗi. Nhưng vừa thoáng thấy tôi, anh nói ngay, nói to: “Quyên, anh bị bắt!” Tôi đứng sững sờ nhìn anh đi thẳng tới trước mặt tôi. Chỉ qua có một đêm, thân hình anh thay đổi hẳn: bộ quần áo xanh của anh bê bết những bùn máu, gần như đổi sang màu khác, mặt anh hốc hác, bầm tím, đầu tóc rối tung. Chúng đẩy anh ngồi xuống giường. Một tên, có lẽ là chỉ huy bọn cảnh sát, nhìn căn phòng nhỏ của chúng tôi rồi nói, giọng Bắc: - Ngăn nắp, gọn gàng, đẹp đẽ gớm, phòng vợ chồng mới cưới sung sướng thế này mà còn đi làm loạn. Nó chỉ mấy thứ đồ đạc, nói tiếp: - Đàn măng-đô-lin này, quần áo mới này. Nó nhìn quanh xem còn thứ gì nữa không và thấy tôi, nó hỏi anh: - Vợ trẻ nữa, hạnh phúc như thế, mày còn muốn gì nữa? Anh hất mái tóc xõa xuống mặt, trả lời nó: - Đêm qua, tao đã trả lời bọn mày mấy lần rồi. Tao muốn gì à? Tao muốn giết hết bọn Mỹ. Tao muốn miền Nam được giải phóng. Tên chỉ huy vẫn đứng dựa vào chiếc bàn nhỏ đối diện với anh. Nó nhìn anh trừng trừng, gật đầu đe dọa: - Xem mày có gan mãi được không? Nó giục bọn dò mìn ngoài sân phải tìm cho được nơi cất giấu chất nổ. Nó bước tới sát chiếc giường nói: - Chăn gối mới tinh, êm ấm thế này mà không hưởng, nghe lời Việt cộng xui, bây giờ Việt cộng nó ở đâu đâu ấy, còn thân mày còng tay và sắp sửa lại ăn đòn. Anh ngẩng lên nhìn nó, nói ngay: - Tao khác bọn mày, tao không thể cúi đầu sống yên thân trong khi bọn Mỹ mang bom đạn sang giết hại nhân dân tao. […] Ngồi trong góc căn phòng, tôi khóc hoài. Bọn dò mìn sục sạo khắp trong nhà lẫn ngoài sân khá lâu không tìm được chất nổ, chúng kéo nhau vào căn phòng, chúng đứng kín quanh anh. Tên chỉ huy hỏi trước: - Cô có biết chồng cô cất giấu chất nổ ở đâu không? Có thấy nó chôn giấu chôn giếm thứ gì quanh nhà này không? Tôi vừa khóc vừa trả lời: - Chồng tôi làm gì tôi không biết, tôi không hề thấy anh ấy chôn cất thứ gì cả. - Cô không nói thì tôi đánh chết chồng cô ngay ở đây. - Tôi không biết nên tôi không sao nói nổi. Nó quay ra hỏi anh: - Căn phòng này sẽ tiếp tục là phòng hạnh phúc của vợ chồng mày nếu mày khai nơi nào giấu chất nổ. Căn phòng này sẽ biến thành phòng tra tấn mày đến chết nếu mày ngoan cố. - Tao không biết chất nổ ở đâu cả. Chúng ùa vào đánh anh, chúng dí điện vào người anh. Điện giật mạnh quá đến nỗi anh ngã ngửa ra giường, anh quằn quại.Tôi không còn ngồi yên được nữa, tôi cũng không sợ gì lúc này nữa, tôi lao tới định giữ tay mấy thằng ác ôn lại.Một tên cảnh sát đã nắm chắc tay tôi, nó kéo tôi lại, nó ấn vai tôi ngồi xuống chiếc ghế và đứng chặn trước mặt tôi. Tôi la ầm lên, chúng rút súng dọa bắn. Ngừng tra tấn, chúng lại hỏi anh: - Chất nổ để đâu? Anh ngồi dậy và không trả lời. Chúng hỏi tiếp: - Chất nổ để đâu? Anh vừa thở vừa nói to hơn trước: - Tao đã trả lời tao không biết. Còn nếu chúng mày cố tình muốn biết thì cứ đến nơi nào có bọn Mỹ ở tìm sẽ thấy chất nổ. Lần này, chính thằng chỉ huy xông vào đánh anh trước, nó giật chiếc gậy ở tay một thằng cảnh sát đánh trên khắp thân thể anh. Đánh anh xong từng trận, chúng hỏi anh tiếp. Gần một tiếng đồng hồ không tìm được tài liệu nào, tên chỉ huy ra lệnh cho bọn cảnh sát đưa anh đi nơi khác. Anh đứng dậy một cách khó nhọc, anh nói to với tôi:" Quyên, đừng lo, ráng ở nhà cô cháu nuôi nhau”. Áo anh tơi tả, không còn một chiếc khuy nào nữa, ngực và mặt anh chỗ nào cũng rớm máu. Anh đi dần ra phía cửa, vẫn nhìn tôi và cố cười với tôi. Tôi giằng co trong tay thằng cảnh sát, tôi cố nhoài ra gần anh thêm chút nữa. Mặc cho nó bóp cổ tôi, tôi vẫn cố la lên: “Anh Trỗi, em thương anh lắm! Anh Trỗi, em thương anh lắm!” Tên chỉ huy quay lại nói: “Thôi, đừng thương xót gì nữa, liệu mà lấy chồng đi, tội thằng này đáng chết lắm rồi.” (Trích “Sống như anh”, Trần Đình Vân, NXB Kim Đồng, 2021) Câu 1: Chỉ ra 01 yếu tố phi hư cấu trong văn bản trên. Câu 2: Trong văn bản trên, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì với nhân vật anh Trỗi? Câu 3: Giải thích nghĩa của từ “gan” trong câu “Xem mày có gan mãi được không?” (lời của tên chỉ huy nói với anh Trỗi). Câu 4: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn trích sau: “Nó chỉ mấy thứ đồ đạc, nói tiếp: - Đàn măng-đô-lin này, quần áo mới này. Nó nhìn quanh xem còn thứ gì nữa không và thấy tôi, nó hỏi anh: - Vợ trẻ nữa, hạnh phúc như thế, mày còn muốn gì nữa? Anh hất mái tóc xõa xuống mặt, trả lời nó: - Đêm qua, tao đã trả lời bọn mày mấy lần rồi. Tao muốn gì à? Tao muốn giết hết bọn Mỹ. Tao muốn miền Nam được giải phóng. Tên chỉ huy vẫn đứng dựa vào chiếc bàn nhỏ đối diện với anh. Nó nhìn anh trừng trừng, gật đầu đe dọa: - Xem mày có gan mãi được không?” Câu 5: Anh/chị ấn tượng nhất với chi tiết nào về anh Trỗi trong văn bản trên? Vì sao? Câu 6: Theo anh/chị, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điệp nhân sinh gì? Điều đó còn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay? giúp mình với mình đang cần gấp.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Yếu tố phi hư cấu trong văn bản trên là sự mô tả về các sự kiện, nhân vật và tình huống có thể xảy ra trong thời kỳ chiến tranh, không cần phải tưởng tượng hoặc làm giả lập.
Câu 2: Trong văn bản trên, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm bi thương, đồng cảm và yêu thương đối với nhân vật anh Trỗi. Tác giả mô tả chi tiết về cảm xúc và trạng thái của anh Trỗi trong hoàn cảnh khó khăn, bất công và đau đớn.
Câu 3: Từ "gan" trong câu "Xem mày có gan mãi được không?" có nghĩa là lòng dũng cảm, sự kiên trì và quyết đoán trong việc đối mặt với khó khăn, nguy hiểm.
Câu 4: Đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn trích là sự trực tiếp, thẳng thắn và thể hiện sức mạnh. Cách diễn đạt của nhân vật chỉ huy là thẳng thắn, không ngần ngại, thể hiện sự quyết đoán và quyền lực của mình.
Câu 5: Anh Trỗi trong văn bản trên được mô tả là một người đàn ông gan dạ, quyết đoán và không sợ hãi đối mặt với nguy hiểm và bất công. Chi tiết này ấn tượng với mình vì nó thể hiện lòng dũng cảm và quyết tâm của nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm.
Câu 6: Câu chuyện muốn truyền đạt thông điệp về sự hy sinh, quyết tâm và lòng yêu nước trong bối cảnh chiến tranh. Nó nhấn mạnh vào ý nghĩa của việc đấu tranh cho tự do, công bằng và hòa bình, cũng như tôn vinh những người hy sinh và chiến đấu vì một mục tiêu cao cả. Đối với cuộc sống hôm nay, câu chuyện này là một lời nhắc nhở về giá trị của hòa bình và tự do, và khuyến khích mọi người hành động vì những mục tiêu cao cả và nhân đạo.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ