Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
PHẦN I: ĐỌC-HIỀU
Đọc văn bản:
Một cơn gió lọt vào làm Sinh tỉnh giấc. Anh ta thấy cải hơi lạnh của mùa đông thẩm qua lần chăn mỏng và thấy người mệt mỏi
vì suốt đêm đã co quắp trên chiếc phản gỗ cứng.
Sinh quấn chăn ngồi dậy. Thế là, cũng như những buổi sáng khác, một cái buồn rầu chán nản, nặng nề ở đâu đến đè nén lấy
tâm hồn.
Những đồ vật quanh mình ẩn hiện trong bóng tối lờ mờ khiến Sinh lại nghĩ đến cải cảnh nghèo nàn khốn khó của chàng. Một
cái bàn con xiêu vẹo bên góc tường, một cái chõng tre đã gãy dăm ba nan, một cái ẩm tích mất bông và mấy cái chén mẻ, nước màu
vàng... Trong cùng, một cái hòm da, dấu vết còn lại, của cải đời phong lưu độ trước...
Tất cả đồ đạc trong căn phòng chỉ có thể. Mà đã lâu lắm, quanh mình Sinh vẫn chỉ có những thứ đồ tồi tàn ấy, đã lâu lắm chàng
đến ở cái căn phòng tối tăm, ẩm thấp này. Những ngày đói rét không thể đếm được nữa. Tiếng gió vi vút qua khe cửa ban đêm chàng
nghe đã quen, cả đến cái mệt mỏi là đi vì đói, chàng cũng đã chịu qua nhiều lần rồi.
Sinh thở dài. Chàng nhớ lại cái ngày bị thải ở sở chàng làm, cải giọng nói quả quyết và lạnh lùng của ông chủ, cái nét mặt chán
nản, thất vọng của mấy người anh em cùng một cảnh ngộ với chàng... Từ lúc đó, bắt đầu những sự thiếu thốn, khổ sở, cho đến bây
giờ...
Một tiếng guốc ngoài hè làm cho Sinh ngẩn lên trông ra phía cửa: vợ chàng về. Nàng vén cái màn đỏ treo ở cửa bước vào. Sinh
thoảng trông cải thân hình của vợ in rõ trên nền sáng, một cái thân thể mảnh giẻ, gầy gò trong chiếc áo the mỏng phong phanh. Cảnh
tượng ấy làm cho chàng xót thương...
Vợ chàng đi lại cạnh giường, yên lặng nhìn Sinh không nói gì.
Sinh với lấy tay nàng kéo xuống bên mình, âu yểm hỏi:
- Em đi đâu mà sớm thế?
- Em lại đẳng bà Ba ở cuối phố vay tiền.
Thể có được không?
Vợ Sinh nhìn chồng, thở dài lắc đầu:
- Ai cho chúng mình vay bây giờ. Bà ấy còn nhớ đâu đến khi trước vẫn nhờ vả mình.
Sinh buồn rầu, nói một cách chán nản:
- Thói đời vẫn thế, trách làm gì. Nhưng bây giờ làm thế nào?
Chàng nghĩ đến cái thạp gạo đã hết, mà trong túi không còn được một đồng xu nhỏ... Đã hai hôm nay, chàng và vợ chàng thổi
ăn bữa gạo cuối cùng, đã hai hôm, cải đói làm cho chàng khốn khổ...
- Làm thế nào?
Vợ chàng nhắc lại câu hỏi ấy, rồi củi mặt khóc. Một mối tình thương tràn ngập vào trái tim chàng như một làn sóng mạnh. Sinh
nắm chặt lấy tay vợ ôm vào lòng, đắm đuối, thiết tha. Chàng chỉ muốn chết ngay lúc bấy giờ để tránh khỏi cái nghèo khốn khó, nặng
nề quả, đè ở trên vai...
Thực hiện các yêu cầu:
(Trích Đói, Thạch Lam, NXB Văn học, 2016, tr.62)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
Câu 2: Xác định ngôi kể của văn bản.
Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản là ai?
Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu văn: Một cái bàn con xiêu vẹo bên góc tường, một cái chõng tre
đã gãy dăm ba nan, một cải ấm tích mất bông và mấy cái chén mẻ, nước màu vàng...
Câu 5: Phân tích thái độ của tác giả đối với nhân vật Sinh trong văn bản?
Câu 6: Xác định chủ đề của văn bản.
Câu 7: Qua văn bản, anh/chị có nhận xét như thế nào về cuộc sống của những người dân trước Cách mạng tháng Tám?
Câu 8. Nêu một thông điệp từ văn bản mà anh chị cho là ý nghĩa nhất. Lí giải vì sao?
PHẦN II - VIẾT (4,0 ĐIỂM)
Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn trong mọi việc.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
72
2
1
Kim Anh
12/05 21:44:28
+5đ tặng
Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn trong mọi việc.
Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những hành trình, để thực hiện những mục tiêu, dự định con người cần lên kế hoạch và thực hiện tốt những công việc. Thời gian để hiện thực hóa mục tiêu của mỗi người lại không giống nhau, có người thực hiện một cách nhanh chóng trong một khoảng thời gian xác định, cũng có người phải mất khoảng thời gian rất dài mới có thể thực hiện được. Có sự khác nhau này không chỉ do định hướng, cách thức thực hiện của con người mà còn bị chi phối bởi thói quen trì hoãn công việc. Vì thế, trì hoãn công việc là một thói quen mà nhất định ai trong chúng ta cũng cần thiết phải từ bỏ.

“Công việc” là những mục tiêu, dự định trước mắt mà chúng ta cần thực hiện. “Trì hoãn” là kéo dài, làm gián đoạn tiến độ công việc. Thói quen trì hoãn công việc đang là một trong những thói quen chưa tốt của con người trong việc thực hiện những mục tiêu công việc.

Cuộc sống có rất nhiều biến động, trong đó có nhiều điều bất thường có thể xảy ra ngoài ý muốn của con người. Những thay đổi đó có thể làm gián đoạn buộc con người phải trì hoãn công việc đang thực hiện để giải quyết những vấn đề trước mắt. Chẳng hạn, công việc hàng ngày của người học sinh là học tập, nhưng vì những lý do bất ngờ như thời tiết, sức khỏe, phương tiện đi lại, người học có thể phải trì hoãn công việc học để giải quyết những vấn đề phát sinh trước mắt ấy.

Song, đây chỉ là việc trì hoãn tạm thời, còn thói quen trì hoãn công việc lại là thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần ở con người. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống, trước hết nó hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng, đứng trước một công việc cần phải giải quyết nhưng mãi ngần ngừ không chịu thực hiện và trì hoãn cho đến ngày hôm sau, ngày sau nữa hoặc một khoảng thời gian không xác định nào đó.


Có thể thấy, trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, thậm chí thói quen trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân.

Thói quen trì hoãn công việc còn có thể làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao. Nếu duy trì thói quen xấu này, con người không chỉ khó khăn trong việc thực hiện những mục tiêu, bỏ lỡ cơ hội để phát triển, thăng tiến mà còn đánh mất đi uy tín, làm giảm đi giá trị của bản thân trong mắt đối tác cũng như mọi người xung quanh. Và như thế, trì hoãn làm cho con người trở nên lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kỹ năng giải quyết, xử lý mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể.


Tựu chung lại, trì hoãn công việc là thói quen không tốt cần được nhận thức và thay đổi nếu như chúng ta muốn phát triển và hoàn thiện bản thân. Đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công của chính mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo