Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Những quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ và các chất độc hại, liên hệ..

Những quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ và các chất độc hại, liên hệ...
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
78
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Luật này quy định về việc phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

2. Luật Quản lý chất độc hại: Luật này quy định về việc quản lý chất độc hại để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.

3. Nghị định về quản lý chất độc hại: Nghị định này chi tiết hóa các quy định trong Luật Quản lý chất độc hại và hướng dẫn cụ thể về việc quản lý chất độc hại.

4. Quy định về bảo vệ môi trường: Các quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng đề cập đến việc phòng chống cháy nổ và quản lý chất độc hại.

5. Hướng dẫn về an toàn lao động: Hướng dẫn này cung cấp các biện pháp an toàn lao động để ngăn ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp liên quan đến cháy nổ và chất độc hại.

Những quy định trên đều nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho con người, môi trường và tài sản khỏi nguy cơ cháy nổ và các chất độc hại. Các tổ chức và cá nhân cần tuân thủ các quy định này để đảm bảo an toàn cho mọi người và môi trường xung quanh.
1
0
+5đ tặng
cho minh 10 diem nha ban iu:333

a,-Vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây nguy hiểm về:

    + Gây ô nhiễm không khí, môi trường.

    + Gây bỏng, cháy nổ, thiệt hại về tài sản.

    + Gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe, môi trường sống.

b,

1. Chủ động học tập, tìm hiểu để có kiến thức và kỹ năng cơ bản về phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, đồng thời tuyên truyền, phổ biến lại cho các thành viên trong gia đình.

2. Khi đun nấu phải quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt; nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy. Nếu dùng bếp gas phải kiểm tra toàn bộ hệ thống bảo đảm độ kín, phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và khóa van gas. Khi đun nấu phải có người trông coi, trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, tắt các thiết bị không cần thiết.

3. Không để các tài sản, vật tư dễ cháy gần nơi thờ cúng; trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy và cách xa vật dễ cháy; hạn chế tối đa đồ vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt nến, thắp hương khi có người ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

4. Sắp xếp đồ dùng, hàng hóa, vật liệu dễ cháy trong gia đình phải ngăn nắp, gọn gàng, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt ít nhất 0,5m. Hạn chế không nên để xăng, dầu, khí đốt, chất lỏng dễ cháy ở trong nhà; trường hợp cần thiết thì chỉ nên dự trữ số lượng tối thiểu đáp ứng nhu cầu sử dụng và bảo quản ở nơi thông thoáng; sử dụng an toàn các chất dễ cháy trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Không buôn bán, tàng trữ trái phép pháo, pháo hoa nổ.

5. Cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi chìa khóa dễ lấy, dễ thấy. Các cửa phía trong nhà nên sử dụng loại chốt gạt không nên sử dụng khóa, vẫn bảo đảm chống trộm.

6. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì phải có cửa chốt trong và không được khóa. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

7. Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm.

8. Đối với hệ thống điện:

Không cắm nhiều thiết bị tiêu thụ điện trên cùng một ổ cắm; tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, khi đi ngủ hoặc khi ra khỏi nhà…

Không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn neon; không bố trí hệ thống điện (dây dẫn, ổ cắm, thiết bị) sát gần các trần, vách các vật liệu dễ cháy.

9. Trang bị các dụng cụ, phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình chữa cháy xách tay, chăn chiên; mua dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy.

10. Mỗi hộ gia đình hãy chủ động chuẩn bị phương án thoát nạn khi có cháy xảy ra (dự kiến lối thoát thứ hai, thứ ba… ngoài cửa chính; phương tiện phá dỡ mái che, phá khóa, phá cửa… mở lối thoát; thang tre, thang dây để thoát nạn); mặt nạ phòng độc, chăn, mền, khăn bông… để che chắn mặt, cơ thể… khi phải thoát qua các vùng, khu vực có khói lửa bao trùm; không bố trí đồ vật cản trở đường, lối, cửa thoát nạn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
+4đ tặng
Khoản 2 điều 8 Luật Hóa chất năm 2007 nghiêm cấm thực hiện hành vi: không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa chất nguy hiểm
Khoản 3 điều 5 Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi: mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào/ ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×