Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích khổ thơ 4 bài " Trăng ơi từ đâu đến " - Trần Đăng Khoa

Phân tích từ khó khổ thơ 4 , phân tích khổ thơ 4 bài trăng ơi từ đâu đến - trần đăng khoa
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
122
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Khổ thơ 4 của bài thơ "Trăng ơi" của Trần Đăng Khoa như sau:

Từ đâu đến mà trăng lại đầy?
Vầng trăng tròn trĩnh như tròn ngày
Trăng ơi! Trăng ơi! Sao không ngủ?
Trăng ơi! Trăng ơi! Sao không say?

Phân tích khổ thơ 4:

1. "Từ đâu đến mà trăng lại đầy?": Câu hỏi này thể hiện sự ngạc nhiên và tò mò của người thơ về việc trăng lúc nào đó lại tròn đầy và sáng rực như vậy.

2. "Vầng trăng tròn trĩnh như tròn ngày": So sánh giữa trăng và mặt trời, thể hiện sự hoàn hảo và sáng sủa của vầng trăng.

3. "Trăng ơi! Trăng ơi! Sao không ngủ?": Người thơ như muốn hỏi trăng tại sao không ngủ, không nghỉ ngơi như con người.

4. "Trăng ơi! Trăng ơi! Sao không say?": Câu hỏi này có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, có thể là người thơ muốn trăng say mê trong vẻ đẹp của mình, hoặc muốn trăng say để quên đi những phiền muộn của cuộc sống.

Tổng cộng, khổ thơ 4 trong bài thơ "Trăng ơi" của Trần Đăng Khoa thể hiện sự ngưỡng mộ và tương tư của người thơ đối với vẻ đẹp và sự hoàn hảo của trăng, cũng như sự tò mò và tương tư của con người đối với những điều vượt ra ngoài tầm hiểu biết của họ.
1
0
Hồng Anh
19/05 21:02:00
+5đ tặng

Phân tích bài thơ Trăng ơi từ đâu đến của Trần Đăng Khoa, độc giả nhận thấy trong tâm hồn của nhà thơ, luôn chất chứa những câu hỏi thật bất ngờ. Nếu như những khổ trên, nhà thơ cho rằng trăng đến từ cánh rừng, từ biển, từ sân chơi, thì đến đây, tác giả đã nghĩ sâu xa hơn, trăng đến từ lời mẹ ru. Thật là một sự liên tưởng đặc biệt vừa ý nghĩa vừa nên thơ.

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!

 

Từ ngàn xưa, mỗi đứa trẻ đều được lớn lên trong những lời ru ngọt ngào của mẹ. Qua những lời ru, các bạn nhỏ sẽ được nghe những câu chuyện cổ tích, những sự tích với những bài học làm người sâu sắc. Và câu chuyện về chú Cuội phải ngồi chăn trâu ở gốc cây đa vì tội nói dối đã trở nên rất quen thuộc với các bạn nhỏ. Có lẽ vì thế, mà nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng nhớ rất rõ câu chuyện cùng bài học về sự thật thà trung thực. Nhưng điều đáng nhớ ở đây, nhà thơ không chỉ nhớ câu chuyện về Cuội mà còn tỏ ra thương Cuội vì không được đi học. Bên cạnh những bài học làm người thì trong con mắt nhà thơ, chú Cuội cũng giống như bao bạn nhỏ khác, rất cần được tới trường nhưng mãi đến giờ vẫn chưa được đi học. Cũng giống như nhiều trẻ em Việt Nam, vì chiến tranh mà không được tới lớp. Thật là một cách ví von, suy nghĩ ấn tượng và sâu sắc mà không phải bạn trẻ nhỏ nào cũng nghĩ tới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Hải Anh
20/05 11:28:57
+4đ tặng
Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng từ nhỏ với những bài thơ hay lạ, có cái nhìn độc đáo và mang cả nét hồn nhiên, đáng yêu của trẻ em. Và trong các bài thơ đó, có bài thơ về cánh đồng, về mùa thu, về cây chuối và có các bài thơ về trăng quen thuộc với tuổi thơ mỗi trẻ nhỏ nông thôn. Trong đó bài thơ ngũ ngôn "Trăng ơi... từ đâu đến?" là đặc sắc hơn cả. Bài thơ có 6 khổ thơ, thì câu thơ "Trăng ơi... từ đâu đến?" được nhắc lại 4 lần, gợi lên bao cảm xúc bâng khuâng và mênh mang, mênh mang.
Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: "Hay từ cánh đồng xa", "Hay biển xanh diệu kì", "Hay từ một sân chơi”, "Hay từ lời mẹ ru" Hay từ đường hành quân", hay "Trăng đi khắp mọi miền", ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.Trăng trong bài thơ không phải trăng rằm, không là chiếc đĩa bạc, không là lưỡi liềm cong cong mà là một "quả chín" lửng lơ trước nhà, một hình ảnh thật mới lạ, đẹp tinh tế, và rất chân thật dưới góc nhìn của trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng. Trăng hôm nay như một quả chín thơm ngon hấp dẫn, chín mọng mát lành của thôn quê yên bình.
"Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà".
Hai chữ "lửng lơ" gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên "trước nhà" thật gần gũi thân thương. Và không chỉ là quả chín ngọt thơm, trăng còn diệu kì như biển xanh mênh mông cá tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá "chẳng bao giờ chớp mi" là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:
"Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi".
Và rồi, trăng lại giống như một đồ chơi quen thuộc của các bạn nhỏ: Quả bóng, được "Bạn nào đá lên trời". Trí tưởng tượng thật phóng phú và hóm hỉnh khiến chúng ta bật cười khi đọc đến những dòng thơ này.
Và rồi, hình ảnh trăng sao có thể không nhắc đến qua những lời ru ầu ơ quen thuộc của các bà, các mẹ được. Trăng nơi "Chú Cuội ngồi gác cây đa - Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời...." đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Và vừa ngắm trăng, bé Khoa càng thể hiện sự lém lỉnh khi thương Cuội không được đi học, tối rồi mà vẫn phải gọi trâu về.
"Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!".
Đến với hai khổ thơ cuối, trăng không chỉ còn là quả chín thơm ngon, là biển xanh mát lành, là quả bóng trò chơi, là câu ca dao, với chú Cuội, mà Trăng cũng có những hình ảnh gắn liền với thời cuộc bấy giờ. Bài thơ được viết vào năm 1967, khi đất nước vẫn đang trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gay go và ác liệt. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà bé Khoa mà còn soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:
"Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân".
Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: "Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!" (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp, càng thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước
"Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em".
"Trăng ơi... từ đâu đến?"
là một bài thơ hay, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Không chỉ là hình ảnh tưởng tượng về trăng của dưới góc nhìn trẻ em mà ẩn chứa sâu trong đó là tình yêu trăng, yêu quê hương, đất nước lắng đọng rất nhẹ nhàng với cách thể hiện hết sức mới lạ, sáng tạo. Có thể nói đây chính là một trong những bài thơ tiêu biểu và hay nhất của nhà thơ Trần Đăng Khoa

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×