Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
25/05 18:46:50

Suy nghĩ của em về tiên học lễ hậu học văn

Suy nghĩ của em về tiên học lễ hậu học văn
3 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
47
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong suy nghĩ của em, việc tiên học lễ hậu học văn là một nguyên tắc quan trọng trong việc rèn luyện bản thân và phát triển đạo đức. Tiên học lễ là việc tuân thủ các quy tắc, nguyên tắc và truyền thống của xã hội, giúp chúng ta trở thành những người có phẩm chất tốt, tôn trọng người khác và biết cách ứng xử đúng mực trong mọi tình huống.

Hậu học văn là việc rèn luyện kiến thức, kỹ năng và tư duy, giúp chúng ta phát triển bản thân và có thể đóng góp tích cực vào xã hội. Việc học văn không chỉ giúp chúng ta có kiến thức vững chắc mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và có ích cho bản thân và cộng đồng.

Tóm lại, việc tiên học lễ hậu học văn là một quá trình không ngừng, giúp chúng ta trở thành những người có phẩm chất tốt và có kiến thức sâu rộng, từ đó có thể đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội.
2
0
Ngọc Nguyễn
25/05 18:47:59
+5đ tặng

Trước tiên, ông cha ta muốn khuyên con cháu đời sau phải rèn luyện, trau dồi lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách bản thân ta phải tự hướng ta về những truyền thống đạo đức vốn có từ lâu đời của dân tộc. Muốn trở thành một con người toàn diện, ngoài việc có nhân cách tốt, ta còn phải có trình độ chuyên môn cao, nắm vững khoa học kĩ thuật hiện đại. Vì vậy mỗi chúng ta muốn trở thành người có ích cho xã hội cần phải rèn luyện cả đức lẫn tài, phải có nhân cách cao thượng, có tâm hồn trong sáng và có sự hiểu biết rộng rãi.

Người học sinh ngoài học ở sách vở, phải biết tự học tập kiến thức và rèn luyện đạo đức ngoài cuộc sống, phải biết biến những kiến thức của thầy cô truyền đạt cho mình thành những kiến thức của bản thân để sử dụng và phát huy chính những kiến thức đó sẽ giúp ta rất nhiều trong cuộc sống khi ta tiếp xúc với xã hội.

Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.

Đạo đức luôn là yếu tố nhân cách cơ bản của con người. Phẩm chất đạo đức là hướng phấn đấu của con người từ nhỏ đến lớn, từ xưa đến nay khi mới chào đời đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên, những bước đi chập chững đầu đời thì con người đã được ông bà dạy dỗ bao lời nói hay, bao cử chỉ đẹp. Đó chính là tiếng chào hỏi, tiếng dạ thưa đối với người lớn tuổi. Đó chính là những cử chỉ nhường nhịn, hành động bày tỏ tình cảm yêu thương đối với các em nhỏ. Đó chính là lễ mà con người đã được học từ khi chưa bước vào nhà trường, nhân phẩm của một con người đã được học từ khi chưa bước vào nhà trường, chưa bắt đầu học văn. Phẩm chất đạo đức chính là thước đo giá trị, nhân phẩm của một con người nếu pháp luật là nền tảng kỉ cương của xã hội thì lễ giáo chính là nền tảng vững chắc của môi trường sư phạm. Tôn trọng pháp luật là thước đo một xã hội công bằng văn minh, tôn trọng lễ giáo trong nhà trường là nền tảng đạo đức của người học sinh, là bệ phóng cho tài năng phát triển cao hơn, bay xa hơn. Con người tốt luôn chú trọng đến việc rèn luyện nhân cách cá nhân. một khi đã trở nên người có phẩm chất, biết tôn trọng giá trị đạo đức thì con người sẽ đem lại những kiến thức, tri thức của mình cống hiến cho xã hội, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng phát triển vững mạnh. Làm được điều đó thì mối tương quan giữa con người và xã hội mới ngày một thân ái, ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong xã hội, cuộc sống, con người có thể hạn chế về mặt kiến thức nhưng có phẩm chất đạo đức tốt, biết cách cư xử hòa nhã, thủy chung đối với mọi người xung quanh thì vẫn được mọi người yêu mến, xã hội trọng dụng. Một người học sinh chỉ học khá nhưng lại vui vẻ, đối xử tốt với bạn bè, thì vẫn được bạn bè yêu mến, tôn trọng. Nhưng ngược lại, một học sinh giỏi luôn đứng đầu lớp lại tỏ thái độ ta đây hống hách, khinh người thì bạn bè sẽ ngày càng xa lánh, không yêu mến, giúp đỡ. Lễ, hiếu chính là nền tảng, là mục tiêu để hướng tài năng của một cá nhân nào đó vào mục đích cao cả, tốt đẹp. Lễ là gốc, văn là ngọn. Nếu gốc không chắc thì làm sao cành lá có thể phát triển tốt tươi. Lễ là nền, văn là nhà. Nếu nền không vững chắc thì làm sao nhà có thể đứng vững được. Con người trong xã hội nếu không có lễ, biết lễ thì làm sao có thể là một xã hội trong sáng, văn minh được. Lúc ấy tự con người sẽ bị xã hội đào thải. Vì vậy người học sinh phải rèn luyện nhân cách và tài năng để sau này trở thành một công dân tốt trong xã hội. Tiên học lễ, hậu học văn cũng có nghĩa là tôn sư trọng đạo mỗi người trong tập thể học sinh phải nhận thức sâu sắc điều này. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư có Trọng thầy mới được làm thầy.

Ý nghĩa của câu tục ngữ cần được phát huy tác dụng triệt để. Trong nhà trường và xã hội ngày nay, cái xấu đang phát triển, đang có chiều hướng lấn át cái tốt vì chữ lễ chưa được coi trọng. Ngày nay điều đáng sợ là lòng tôn kính thầy cô đã có những biểu hiện xấu. Trong trường, người học trò lại dám đứng ngang nhiên cãi lời thầy cô, dám làm những điều hạ thấp nhân cách của người thầy như báo chí đã phê phán. Thử hỏi có xã hội nào, đất nước nào trên thế giới này lại không xem đạo đức, lễ giáo là nền tảng giá trị.

Ta cần phải ra sức chống lại và loại trừ những cái xấu đang phát triển. Đó chính là những sách báo, phim ảnh xấu xa đang len lỏi dần để đầu độc những tư tưởng vốn trong sáng của người học trò tạo ra khuynh hướng bạo lực đối với thầy cô. Chúng ta cần phê phán nghiêm khắc đối với các học sinh này.

Các biện pháp củng cố lễ nghĩa ở học sinh trong nhà trường của ngành giáo dục đang rất cần phát triển và duy trì để trường ra trường, trò ra trò, thầy ra thầy cho dù xã hội có phát triển đến đâu, nền khoa học kĩ thuật có tiến bộ cách mấy thì đạo đức vẫn là cơ sở để phát triển tài năng, xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp. Ta cần học cả lễ lẫn văn. Lễ được hiểu là đức, văn là tài, lễ là cơ sở cho văn phát triển, văn tác động giúp lễ vững bền.

Nếu chỉ học một thứ ta sẽ không làm nên được việc như Bác Hồ đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Thực tế cuộc sống đã chứng minh điều đó. Trong một xí nghiệp, vị giám đốc là một người có nhân cách tốt, hòa nhã, cư xử tốt với mọi người trong xí nghiệp nên ai ai cũng yêu mến, cũng hết lòng làm việc. Nhưng vị giám đốc này không có trình độ chuyên ngôn, hiểu lơ mơ về khoa học kĩ thuật hiện đại thì vẫn không đưa xí nghiệp đó tiến lên ngày càng phát triển. Ngược lại vị giám đốc đó là một người học cao, có năng lực làm việc, có tài lãnh đạo nhưng kiêu căng, đối xử không tốt với nhân viên nên không được công nhân tận tâm làm việc thì vẫn không đưa xí nghiệp đó tiến lên được. Việc học lễ là việc cả đời người nên ta phải xác định được nơi học lễ.

Ta học lễ ở mọi nơi, mọi lúc, ở những lời nói hay, cử chỉ đẹp, ở những truyền thống, ở những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc, trọng thầy, mến bạn, hiếu nghĩa với cha mẹ, cư xử hòa nhã, lễ phép với mọi người xung quanh. Việc rèn luyện lễ của học sinh không chỉ là bổn phận, trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Vì sự hình thành tài năng, nhân cách của con người không những chịu ảnh hưởng của nhà trường, thầy cô, mà còn chịu sự chi phối của cha mẹ, anh em, gia đình, bạn bè. Người rèn luyện lễ nghĩa từ nhỏ tới lớn khi còn là học sinh ta ra sức cố gắng ôn luyện, trau dồi lễ nghĩa, tài năng thì sau này khi lớn lên, ra đời tương lai mới mở rộng, tràn đầy hy vọng. Không có con đường rộng mở cho những ai lẩn tránh đấu tranh (Lỗ Tấn). Một thái độ, một hành vi trái đạo lí, trái với truyền thống tốt đẹp của tổ tiên dù nhỏ cũng hết sức tránh.

Lời răn dạy mà cha ông để lại có ý nghĩa thật sâu sắc. Nếu mỗi chúng ta đều có ý thức rèn luyện đạo đức và trí tuệ thì xã hội thật tốt đẹp và đáng sống biết bao. Đất nước ta sẽ nhanh chóng trở thành đất nước văn minh giàu đẹp, con người sẽ không phải lo sợ có kẻ xấu hại mình, người khó khăn sẽ được giúp đỡ kịp thời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Ngọc
25/05 18:49:56
+4đ tặng

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rộng bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Tiên học lễ Hậu học văn - Bài làm 8

Tiên học lễ hậu học văn

Phương châm giáo dục này xuất phát từ quan điểm đào tạo của Nho gia. Bản thân "lễ" là một phạm trù triết học chỉ đạo đức rất quan trọng của đức Khổng Tử và môn đệ. Hiểu tận cùng chữ "lễ" không phải dễ. ở đây tôi chỉ khai thác lễ trong phạm vi ngữ nghĩa có liên quan đến "văn" mà thôi.

"Lễ" có nghĩa là cách cư sử, giao tiếp có văn hoá giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định trong các quan hệ giữa người trên với người dưới, giữa người dưới với người trên. Hiểu rộng hơn đấy chính là đạo đức nói chung, phải biết kính trên nhường dưới, lấy Nghĩa, Nhân chữ Tín…làm trọng. Còn "văn" là chữ. Hiểu rộng ra là ấy là kiến thức của con người được tích luỹ qua bao thế hệ. "Tiền" và "hậu" ở đây nên hiểu một cách tương đối. Không nên cho rằng người xưa chỉ chú trọng đến "lễ" mà quên "văn". Cả "lễ" và "văn" đều quan trọng như nhau, đặt đồng hàng, nhưng khi giáo dục thì phải lấy cái được làm trọng. Bác Hồ có lần đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Và dẫu cho rất đề cao đạo đức thì Người vẫn ý thức rõ mặt khiếm khuyết của nó.

Giao tiếp ngày thường, chúng ta gặp "lễ" trong các cặp từ sau "lễ phép", "lễ nghĩa"…(còn như "lễ tân" (ở khách sạn) "lễ đình", "lễ cưới"…tôi không bàn). "Phép" do đọc chệch từ chữ "pháp" mà ra. "Pháp" có nguồn gốc từ "pháp trị" của Hàn Phi Tử. Về sau Tử Tư dùng chính sách này để giúp Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa. Nếu "lễ" tượng trưng cho đạo đức thì trong trật tự kết cấu này, cha ông ta đã lấy đức làm đầu. Nếu cá nhân nào có hành vi bất kính thì bị mắng là "vô lễ" chứ không phải là "vô phép". Với ta "lễ quan trọng hơn "pháp" nhiều, đành rằng cách nhìn nhận ở đây có thể xuất phát từ chính sách cai trị "Trong Pháp ngoài Nho" của đại đa số các chính trị gia cổ đại ở Trung Quốc cũng như ở ta.

"Nghĩa" là một trong những phạm trù triết học cốt lõi của Khổng Tử. Về sau Manh Tử phát triển mạnh về khái niệm này, đặt tên đồng hàng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Với cách cấu tạo từ tương tự, một lần nữa, "lễ" lại đứng trước: "lễ nghĩa".

Muốn trở lại người có "lễ" thì phải học mà học thì phải thông qua chữ (văn). "Văn" ấy có thể đã thành văn và cũng rất có thể đang ở dạng truyền ngôn, bất thành văn. Do đó vai trò của người thầy là rất quan trọng, đặc biệt là ở tư cách đạo đức. Quan niệm này khác với lối giáo dục của phương Tây hiện đại. Người lên lớp chỉ truyền đạt mỗi kiến thức. Còn đạo đức của học sinh thì ít được quan tâm (đã có luật pháp chuyên trị). Học sinh đến lớp chỉ có mỗi thao tác là tiếp thu kiến thức (tuy nhiên qua kiến thức thì họ cũng học được đạo đức).

Ông cha ta từ ngày xưa đã quán triệt tinh thần giáo dục "tiên học lễ". Nếu một người có học mà không có "lễ" thì người đó được xem như là hạng bất nhân. Và người đào tạo ra học trò đó cực kỳ hổ thẹn. Lịch sử của ta đã ghi lại tên tuổi của nhiều bậc sư biểu, xứng đáng là thầy của muôn đời: Chu Văn An (1293-1370); Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595) Nguyễn Thiếp (1723-1804)… học trò của họ, dẫu có thành đạt đến bao nhiêu đi chǎng nữa cũng không bỏ rơi lễ nghĩa, đạo đức với thầy với nhân dân. Chuyện kể rằng, một hôm Phạm Sư Mạnh sau khi đỗ đạt, làm quan to ở triều, về thăm thầy (Chu Văn An). Dọc đường qua khu chơ đang họp, ông để lính thét dân dẹp đường, làm huyên náo. Biết được sự việc, Chu văn An giận không cho Phạm Sư Mạnh gặp mặt. Quan lớn triều đình phải quỳ xin cả buổi thầy mới tha lỗi. Phải có những người thầy can trực, đạo đức như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước.

Xã hội hiện đại ngày nay, càng văn minh, con người dường như ít đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều không có nghĩa là có đạo đức.Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì nhân loại sẽ không tồn tại.

Khi những làn sóng văn minh đang đổ ập vào nước ta trong thời mở cửa, đề cao quan niệm giáo dục đứng dắn của người xưa là caáh thiết thực để kìm hãm những mặt tác hại từ những nước đã phát triển. Mặt khác nó còn có giá trị báo động sự băng hoại, phần nào, các giá trị truyền thống trong tâm lý cộng đồng, Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

"Tiên học lễ, hậu học văn" là phương châm giáo dục của Nho gia. Song bởi do được sử dụng trong khoảng thời gian quá dài ở cộng đồng người Việt nên nó đã được dân gian hoá, rất gần gũi với nhiều tầng lớp. Nguyên tắc giáo dục ấy chính là sự phối hợp giữa gieo mầm đạo đức, truyền dạy chữ nghĩa tri thức, đề cao đạo đức, khẳng định vai trò số một của giáo viên. Đây là lối đào tạo ưu việt mà từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết nên.

1
0
Hồ TT Trâm
25/05 19:25:35
+3đ tặng

Học tập là một cuộc hành trình kéo dài và kiên nhẫn của con người, mở ra trí tuệ và đóng góp cho xã hội. Quá trình học không chỉ giúp chúng ta tích luỹ kiến thức mà còn định hình con người, tạo dựng phẩm chất, và làm cho cuộc sống trở nên đầy ý nghĩa. Truyền thống của ông cha ta đã khắc sâu trong tâm hồn câu ngạn ngữ quý báu: "Tiên học lễ, hậu học văn."

"Tư duy lễ nghĩa" đề cập đến việc bản thân phải trau dồi lối sống, đạo đức và nhân cách, giữ gìn những giá trị truyền thống từ thời xa xưa của dân tộc. "Hậu học văn" nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục nỗ lực học tập, phát triển kiến thức và chuyên môn hiện đại. Điều quan trọng là, để trở thành công dân có ích, chúng ta cần đầu tư cả vào đức lẫn tài, phải nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, và sâu rộng kiến thức.

Học tập không bao giờ kết thúc, là một hành trình cả đời. Chúng ta cần học cách trở thành con người có phẩm chất, luôn thực hiện đạo đức trong tất cả các hoạt động và thể hiện lòng nhân hậu, tôn trọng đối tác. Đồng thời, kiến thức là yếu tố quan trọng khác, giúp chúng ta nắm vững công việc và tiến đến thành công, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội. Khi kết hợp tốt giữa đức và tài, chúng ta có thể đạt được vị thế cao quý, được mọi người yêu quý và tôn trọng, đóng góp cho xã hội và tiến đến đỉnh cao của sự vinh quang.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn còn tồn tại những người thiếu đạo đức, vi phạm chuẩn mực xã hội và gây hại cho cộng đồng. Còn người khác không chịu nỗ lực học tập, lười biếng và phụ thuộc vào người khác. Những hành động này cần phải bị xã hội lên án và chỉ trích.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Có tài mà không có đức thì là người vô ích, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó khăn." Điều này thể hiện ý nghĩa tối cao của việc kết hợp đạo đức và kiến thức trong cuộc sống. Với cuộc đời duy nhất mà mỗi người được trải qua, hãy trở thành công dân xứng đáng, vừa có tài, vừa có đức, để đóng góp cho đất nước và xã hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo