Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống

Có ý kiến cho rằng 
Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống 
Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy làm rõ lời đề nghị về lẽ sống của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc
3 trả lời
Hỏi chi tiết
103
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Ý kiến "Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống" nhấn mạnh rằng văn học không chỉ là nghệ thuật, mà còn là một phương tiện để truyền tải những giá trị, tư tưởng và triết lý sống. Một tác phẩm văn học chân chính không chỉ đơn thuần là kể một câu chuyện, mà còn phải mang trong mình những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, con người và xã hội. Nó phải khơi gợi suy nghĩ, cảm xúc và thậm chí là thay đổi nhận thức của người đọc về lẽ sống, về cách họ nhìn nhận và đối diện với cuộc đời.

Trong truyện ngắn "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao, lời đề nghị về lẽ sống được thể hiện qua cuộc đời và số phận của nhân vật chính - lão Hạc. Truyện ngắn này không chỉ kể về cuộc sống khó khăn, nghèo khổ của lão Hạc mà còn chứa đựng những thông điệp sâu sắc về tình người, lòng tự trọng và sự hy sinh.

1. **Lòng tự trọng và nhân cách cao quý**: Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ, nhưng ông luôn giữ vững lòng tự trọng và nhân cách cao quý. Dù cuộc sống khó khăn, ông không bao giờ chấp nhận làm điều gì trái với lương tâm. Khi không còn khả năng nuôi sống bản thân và không muốn trở thành gánh nặng cho con trai, lão Hạc đã chọn cách tự kết liễu đời mình. Hành động này thể hiện lòng tự trọng và sự kiên quyết giữ gìn phẩm giá của ông.

2. **Tình yêu thương và sự hy sinh**: Lão Hạc yêu thương con trai mình vô cùng. Ông đã dành dụm từng đồng tiền để lại cho con, dù bản thân phải chịu đói khổ. Sự hy sinh của lão Hạc không chỉ là về vật chất mà còn là về tinh thần. Ông chấp nhận cái chết để con trai có thể có một tương lai tốt đẹp hơn.

3. **Sự đồng cảm và tình người**: Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao cũng gửi gắm thông điệp về sự đồng cảm và tình người. Lão Hạc nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ ông giáo - một người bạn, một người hàng xóm tốt bụng. Tình bạn giữa lão Hạc và ông giáo là biểu tượng cho tình người, sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.

4. **Phản ánh hiện thực xã hội**: Truyện ngắn "Lão Hạc" cũng là một bức tranh chân thực về cuộc sống của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ phong kiến. Qua đó, Nam Cao lên án sự bất công, nghèo đói và những đau khổ mà người dân phải chịu đựng. Tác phẩm kêu gọi sự thay đổi, cải thiện cuộc sống và quyền lợi cho người nông dân.

Tóm lại, qua truyện ngắn "Lão Hạc", Nam Cao đã gửi gắm những lời đề nghị về lẽ sống: giữ vững lòng tự trọng, yêu thương và hy sinh vì người thân, đồng cảm và sẻ chia với nhau trong cuộc sống. Tác phẩm không chỉ là một câu chuyện cảm động về số phận con người mà còn là một bài học sâu sắc về nhân cách và đạo đức.
0
0
Nguyễn Hoài Minh
04/06 15:03:50
+5đ tặng

1. Giải thích

– Từ ngữ cụ thể: văn học chân chính, lời đề nghị lẽ sống.

– Ý kiến trên khẳng định đặc trưng, chức năng cao quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng giá trị sống cho con người.

2. Bàn luận: Ý kiến “Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống” rất đúng đắn, sâu sắc.

– Văn học bắt nguồn từ đời sống nhưng cũng thể hiện nhu cầu bày tỏ, chia sẻ cảm xúc hay quá trình nghiền ngẫm, lý giải hiện thực của mỗi nhà văn. Vì vậy mỗi tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống. Nó có thể là một cách ứng xử, một lí tưởng sống, một triết lý sống hay lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo, xấu xa…

– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị tích cực, đẹp đẽ.

– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay thuyết giáo về đạo đức. Trái lại đó là một cuộc đối thoại cởi mở thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn.

3. Chứng minh qua truyện ngắn Lão Hạc

* Cảm thương những con người nghèo khổ, chịu nhiều bất hạnh trong tình cảnh khốn cùng và trân trọng nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc.

+ Tác phẩm phản ánh chân thực, cảm động số phận đau khổ của lão Hạc.

+ Khẳng định phẩm chất cao quý tiềm tàng của lão Hạc: một người nông dân mộc mạc, giàu tình yêu thương, sống tự trọng; một người cha hết lòng yêu thương con, lấy chính sự sống của mình để chắt chiu cho tương lai của con.

* Nhìn nhận và đánh giá về những người xung quanh chúng ta, về người nông dân bằng đôi mắt của tình thương và niềm tin mới thấy hết được bản chất tốt đẹp của họ. (Qua suy nghĩ của nhân vật ông giáo). Đây là một quan điểm tiến bộ đúng đắn, xuất phát từ tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao.

* Lời đề nghị về lẽ sống Nam Cao gửi gắm qua tác phẩm Lão Hạc đã gợi sự đồng cảm sâu xa của người đọc, thức tỉnh lối sống nhân hậu, yêu thương chia sẻ với những người xung quanh, đặc biệt là những con người nghèo khổ, gặp nhiều bất hạnh.

* Lẽ sống ấy được thể hiện qua nghệ thuật kể chuyện, miêu tả tâm lí nhân vật, xây dựng chi tiết đặc sắc…

4. Đánh giá

– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, người cầm bút cần phải biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.

– Người đọc cần phát huy vai trò chủ động của mình trong tiếp nhận tác phẩm văn chương từ đó trau dồi nhân cách, thu hẹp khoảng cách giữa văn học và cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
Kim Mai
04/06 15:04:08
+4đ tặng
icon

Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhe:

1. MB:

- Giới thiệu vấn đề

2. TB:

* Giải thích

– Từ ngữ cụ thể: văn học chân chính, lời đề nghị lẽ sống.

– Ý kiến trên khẳng định đặc trưng, chức năng cao quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng giá trị sống cho con người.

Bàn luận: Ý kiến “Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống” rất đúng đắn, sâu sắc.

– Văn học bắt nguồn từ đời sống nhưng cũng thể hiện nhu cầu bày tỏ, chia sẻ cảm xúc hay quá trình nghiền ngẫm, lý giải hiện thực của mỗi nhà văn. Vì vậy mỗi tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống. Nó có thể là một cách ứng xử, một lí tưởng sống, một triết lý sống hay lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo, xấu xa…

– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị tích cực, đẹp đẽ.

– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay thuyết giáo về đạo đức. Trái lại đó là một cuộc đối thoại cởi mở thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn.

- Chứng minh qua bài thuật hoài:

+ Đã sống ở trên trời đất thì phải có công danh với núi sông
+ khát vọng, lí tưởng lớn lao muốn được phò vui giúp nước, trong không khí sục sôi của thời đại bấy giờ, chí làm trai có tác dụng cỗ vũ cho con người sẵn sàng chiến đấu giành lại hòa bình cho đất nước.
3. KB

- Khẳng định lại vấn đề

* Bài làm

       Văn học là một phương tiện để con người gửi gắm tâm sự, bày tỏ suy nghĩ của bản thân. Có ý kiến cho rằng Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống.. Điều này được thể hiện rất rõ qua tác phẩm "thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão

   Trước hết ta cần phải hiểu văn học chân chính là những tác phẩm có giá trị lớn lao, đích thực, thể hiện được những chức năng và sứ mệnh của văn chương với cuộc đời (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ…). Lời đề nghị là đưa ra ý kiến, yêu cầu với mong muốn mọi người làm theo. Lẽ sốnglà giá trị sống, ý nghĩa cuộc đời mà mỗi người hướng tới. Ý kiến trên khẳng định đặc trưng, chức năng cao quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng giá trị sống cho con người.

  Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Người nghệ sĩ khi cầm bút sáng tác đều thể hiện nhu cầu muốn bày tỏ, chia sẻ cảm xúc hay những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người … Bởi vậy, một tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống: đó có thể là một triết lý sống, một cách ứng xử, một lý tưởng sống cao đẹp hay là lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo xấu xa, không xứng đáng với con người… Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay là lời thuyết giáo về đạo đức. Trái lại, đó là một cuộc đối thoại, gợi mở thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn…Vì vậy, lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc tự đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị sống tích cực, đẹp đẽ…

    Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng, văn võ toàn tài. Ông đã có công giúp cho Hưng Đạo Đại vương biết bao nhiêu trận thắng cùng những chiến công lẫy lừng bảo vệ tổ quốc bình yên độc lập, dẹp yên lũ cướp nước. Có thể nói ông giống như một cánh tay đắc lực cho Hưng Đạo Đại vương vậy. Tuy nhiên chúng ta không chỉ biết đến ông với tư cách là một vị danh tướng mà còn biết đến ông với tư cách là một nhà thơ. Nhắc đến ông là ta nhớ ngay đến bài thơ Thuật hoài – một bài thơ thể hiện rõ nỗi lòng của ông 

  Hai câu thơ cuối bài thơ tác giả thể hiện quan niệm về chí làm trai của mình trong thời buổi ấy:

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

(Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu)

     Đã sống ở trên trời đất thì phải có công danh với núi sông, đó cũng là một tuyên ngôn khẳng định chí làm trai của Nguyễn Công Trứ, theo đó ta thấy quan niệm này không chỉ của riêng Phạm Ngũ Lão mà còn có cả tất cả những bậc nam nhi có chí thời bấy giờ. Đó là xu hướng chung, quan niệm chung của họ và cũng chính vì thế mà Phạm Ngũ Lão cũng không nằm ngoài quan niệm đó. Tuy nhiên ở đây tác giả nhấn mạnh thêm quan niệm ấy và mở nó ra với ý nghĩa của cá nhân tác giả mà thôi. Dù là một vị tướng trung thành giống như cánh tay phải của Trần Hưng Đạo, trải qua biết bao nhiêu trận đánh vào sinh ra tử nhưng đối với ông đó vẫn chưa được liệt kê vào những công danh của đất nước. Đối với Phạm Ngũ Lão thì công danh vẫn là một thứ mà còn vương nợ với ông. Và chính vì vương nợ nên ông thấy hổ thẹn khi nghe chuyện về Vũ Hầu. So sánh mình với Vũ Hầu để thấy những cái chưa được của mình, đây không phải là sự ngộ nhận thân phận của mình giống như Vũ Hầu mà đó là cả một tinh thần học hỏi của nhà thơ đối với người tài giỏi. Có một điểm chung là cả ông và Vũ Hầu đều giúp sức cho một người lớn hơn nhưng tác giả muốn nói ở đây là khi Vũ Hầu giúp được cho vị tướng của mình thì Phạm Ngũ Lão lại khiêm tốn nhận mình chưa giúp được gì cho Hưng đạo đại vương nên thấy hổ thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu. Đồng thời qua đó ta thấy được sự trung thành và cống hiến hết sức mình của tác giả với Hưng Đạo đại vương. Tuy xuất thân từ một người nông dân nhưng Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được sức mạnh ý chí và trí tuệ của mình khiến cho người ta không thể vịn vào hoàn cảnh xuất thân ấy để mà chê trách được ông.

  Như vậy qua tác phẩm "thuật hoài" Phạm Ngũ Lão đày bàu tỏ lẽ sống phải cống hiến cho đất nước, cho nhân dân đồng thời cũng kêu gọi người đàn ông phải có trí nam nhi để có danh gì với núi sông

0
0
Lý Chiêu Hoàng
04/06 15:26:57
+3đ tặng

MB:

- Dẫn dắt vào vất đề....

- Trích ý kiến

TB:

1.GIẢI THÍCH NHẬN ĐỊNH

– Văn học chân chính:là những tác phẩm văn học chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người.
– lời đề nghị: đưa ra ý kiến, yêu cầu với mong muốn mọi người làm theo.
– lẽ sống: giá trị sống, ý nghĩa cuộc đời mà mỗi người hướng tới.
Bằng cách nói khẳng định, ý kiến đã nêu lên chức năng cao quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng lí tưởng sống, giá trị sống cho con người.

2. BÀN LUẬN

– Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Người nghệ sĩ khi cầm bút sáng tác đều thể hiện nhu cầu muốn bày tỏ, chia sẻ cảm xúc hay những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người …
– Bởi vậy, một tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống: đó có thể là một triết lý sống, một cách ứng xử, một lý tưởng sống cao đẹp hay là lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo xấu xa, không xứng đáng với con người…
– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay là lời thuyết giáo về đạo đức. Trái lại, đó là một cuộc đối thoại, gợi mở thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn…
– Vì vậy, lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc tự đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị sống tích cực, đẹp đẽ…

3.PHÂN TÍCH TÁC PHẨM"LÃO HẠC"-NAM CAO ĐỂ LÀM RÕ NHẬN ĐỊNH

*GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT

Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945, là một cây bút viết về người nông dân hết sức chân thực, có đóng góp nhiều cho sự thành công của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. . Nam Cao là cây bút luôn suy nghĩ, tìm tòi để “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Vì thế, đề tài của ông tuy không mới nhưng tác phẩm vẫn có những đặc sắc tâm lí. Tác phẩm của Nam Cao chủ yếu xoay quanh hai đề tài chính: người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo, ở đề tài người trí thức tiểu tư sản có những tác phẩm: Trăng sáng, đời thừa, mua nhà, nước mắt… và những truyện đáng chú ý khi ông viết về người nông dân như: Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận… Có thể nói dù viết về trí thức nghèo hay về người nông dân cùng khổ thì Nam Cao vẫn luôn day dứt, đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí huỷ diệt cả nhân tính trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời. Nam Cao là người có ý thức trách nhiệm nhất về ngòi bút của mình, suốt cuộc đời lao động văn học, nhà văn luôn suy nghĩ về sống và viết.

Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Là một trong những tác phẩm được đánh giá cao trong thời kì kháng chiến chống Pháp, truyện ngắn Lão Hạc lột tả hết sức chân thật về hoàn cảnh, sự bất công, nỗi thống khổ của lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung khi phải chịu cả hai sự áp bức của cả thời phong kiến và của thực dân Pháp. Lão Hạc là tác phẩm của lòng nhân ái và sự hi sinh cao cả, bên cạnh đó tác phẩm còn thể hiện được sự yêu thương trân trọng của nhà văn Nam cao đối với người nông dân và người lao động.

* TÁC PHẨM "LÃO HẠC" LÀ MỘT LỜI ĐỀ NGHỊ VỀ LẼ SỐNG:

Truyện ngắn Lão Hạc kể về một người nông dân nghèo nhưng nhân hậu và chất phác. Lão Hạc là một người quá vợ, sống cùng với con trai, và tài sản duy nhất của họ là mảnh vườn vỏn vẹn ba sào đất. Vì không có tiền cưới vợ nên anh con trai lão giục lão bán đi mảnh vườn nhưng lão nhất quyết không chịu vì “bán ruộng đi cưới vợ về thì ở đâu?” vả lại “bán cũng không đủ tiền để lấy vợ”, không chịu nổi hoàn cảnh nghèo khó nên anh con trai lão Hạc đã quyết định đi làm cao su, đi biền biệt ba, bốn năm không về.

Hằng ngày lão lủi thủi đi làm công, chắt chiu từng đồng, mặc dù sống nghèo đói thế nhưng lão Hạc vẫn nhất quyết không chịu bán đi mảnh vườn ấy, vì đó là tài sản duy nhất mà lão muốn để lại cho con trai lão. Làm bạn với lão duy nhất bây giờ chỉ có mỗi ông Giáo và chú chó nhỏ mà con trai lão mua trước khi đi, cậu Vàng. Lão Hạc xem cậu Vàng như con trai mình, mỗi khi lão uống rượu thì nó nằm cạnh bên, lão ăn gì nó ăn nấy, thỉnh thoảng lão ôm nó bắt ve, có nó thì đời sống của lão hạc cũng bớt buồn tẻ.

Rồi lão ốm, ốm một trận đến tận hai tháng, mười tám ngày, tiền bạc lão Hạc dành dụm để lo cưới cho cậu con trai đều sạch nhẵn, lão yếu đi việc nặng không làm nổi, việc nhẹ thì đã có phụ nữ làm, không còn ai thuê lão hạc nữa, cuộc sống đã khổ nay còn túng thiếu hơn. Lão hạc đã đưa ra một quyết định đau lòng đó là bán đi cậu Vàng, người thân duy nhất ở bên cạnh lão. Giờ thì người bạn duy nhất của lão hạc chỉ còn lại ông Giáo, lão mang tất cả tài sản của mình là ba sào ruộng, và hai mươi nhăm đồng lão chắt chiêu được và cả năm đồng bán cậu Vàng gửi cả cho ông Giáo, mảnh vườn lão để lại cho con, còn tiền thì lão để làm ma chay cho mình vì “lão già yếu lắm rồi, con thì không ở nhà, lỡ chết mà không ai đứng ra lo thì lại làm phiền làng xóm, lão chết không nhắm mắt được”. Đấy lão hạc lo xa thế đấy, đến cả lúc nhắm mắt xuôi tai thì vẫn sợ làm phiền hàng xóm, một đức tính thật cao đẹp.

Bao nhiêu tiền lão hạc đều đưa hết cho ông giáo, không còn tiền để ăn lão suốt ngày chỉ ăn khoai, khoai hết lão chế được món gì thì ăn món nấy, hôm thì ăn rau má và cả sung luộc. Mỗi khi ông Giáo ngỏ ý muốn giúp thì lão lại gạt phăng đi, từ chối. Đến khi không còn gì để ăn lão hạc tìm đến binh Tư, một người chuyên nghề ăn trộm, để xin ít bả chó. Binh tư thậm chí đến cả ông Giáo đều coi thường lão, nghĩ lão đã túng quẫn đến mức phải theo gót Binh Tư để có cái ăn. Nhưng đến khi ông Giáo sang nhà lão Hạc thì mọi chuyện mới vỡ lẽ, lão Hạc tóc tai bù xù, vật vã, bọt mép sùi ra, khắp người co giật, lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết, ngoài binh Tư và ông Giáo thì không còn ai biết lão hạc đã chết như thế nào.Vậy nên trong cuộc sống này ta thấy còn rất nhiều điều cần đáng được trân trọng, Lão Hạc mặc dù thuộc tầng lớp nghèo khổ nhất trong xã hội cũ nhưng tấm lòng của lão lại cao đẹp biết bao, lão sợ làm phiền ông giáo, làm phiền bà con xung quanh, và sợ sẽ bòn tiền mà lão dành dụm lại cho con trai mình nên mới chọn cách ra đi như vậy. Truyện ngắn “ Lão hạc”của Nam Cao là một tác phẩm mang đậm tính nhân văn, và hết lòng ca ngợi những phẩm chất cao quý của người lao động.

– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, mỗi người nghệ sĩ cần phải sống sâu sắc với cuộc đời và với chính mình; biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.
– Để những lẽ sống lớn, tình cảm lớn thấm sâu vào tâm hồn, nhận thức của người đọc, mỗi nghệ sĩ cần không ngừng lao động để sáng tạo nên những tác phẩm đạt được sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
– Mặt khác, người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn chương, từ đó trau dồi nhân cách, vươn lên những lẽ sống cao đẹp ở đời.

4. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT

– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, mỗi người nghệ sĩ cần phải sống sâu sắc với cuộc đời và với chính mình; biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.
– Để những lẽ sống lớn, tình cảm lớn thấm sâu vào tâm hồn, nhận thức của người đọc, mỗi nghệ sĩ cần không ngừng lao động để sáng tạo nên những tác phẩm đạt được sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
– Mặt khác, người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn chương, từ đó trau dồi nhân cách, vươn lên những lẽ sống cao đẹp ở đời.

KB:

-khẳng định lại vấn đề

- rút ra bài học nhận thức cho bản thân
*Đánh giá 5 sao giúp tớ với ạ -

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo