Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 11
28/06 21:28:48

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về nhân vật Sơn trong đoạn trích gió lạnh đầu mùa

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về nhân vật Sơn trong đoạn trích gió lạnh đầu mùa
 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
20
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Phân tích và đánh giá nhân vật Sơn trong đoạn trích "Gió lạnh đầu mùa"**

Trong văn học Việt Nam, Thạch Lam là một trong những nhà văn nổi bật với phong cách viết tinh tế, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là "Gió lạnh đầu mùa", trong đó nhân vật Sơn được khắc họa một cách rõ nét và đầy cảm xúc. Qua đoạn trích này, chúng ta có thể thấy được nhiều khía cạnh đáng quý của nhân vật Sơn, từ đó hiểu rõ hơn về tư tưởng và thông điệp mà Thạch Lam muốn truyền tải.

Trước hết, Sơn là một cậu bé nhạy cảm và giàu lòng nhân ái. Khi gió lạnh đầu mùa thổi về, Sơn không chỉ cảm nhận được cái lạnh của thời tiết mà còn cảm nhận được cái lạnh của lòng người. Cậu bé không chỉ lo lắng cho bản thân mà còn nghĩ đến những người xung quanh, đặc biệt là những người nghèo khó. Điều này thể hiện rõ qua việc Sơn lo lắng cho Hiên, cô bé nghèo khó không có áo ấm để mặc. Tấm lòng nhân hậu của Sơn đã khiến cậu quyết định mang chiếc áo cũ của mình cho Hiên, dù biết rằng mẹ có thể không đồng ý. Hành động này không chỉ thể hiện lòng tốt của Sơn mà còn cho thấy cậu bé có một trái tim biết yêu thương và chia sẻ.

Thứ hai, Sơn là một nhân vật có tính cách mạnh mẽ và quyết đoán. Dù biết rằng việc mang áo cho Hiên có thể gặp phải sự phản đối từ mẹ, nhưng Sơn vẫn quyết định làm điều mà cậu cho là đúng. Điều này cho thấy Sơn không chỉ có lòng nhân ái mà còn có sự dũng cảm và quyết tâm. Cậu bé không ngại đối mặt với khó khăn để giúp đỡ người khác, điều này thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm và lòng dũng cảm của Sơn.

Ngoài ra, Sơn còn là một nhân vật có sự nhạy bén và tinh tế trong cảm nhận. Cậu bé không chỉ cảm nhận được cái lạnh của thời tiết mà còn cảm nhận được cái lạnh của lòng người. Sơn nhận ra rằng, trong cuộc sống, không chỉ có cái lạnh của mùa đông mà còn có cái lạnh của sự vô cảm, của lòng người không biết chia sẻ và yêu thương. Điều này cho thấy Sơn có một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc, biết nhìn nhận và đánh giá mọi việc một cách tinh tế.

Tóm lại, nhân vật Sơn trong đoạn trích "Gió lạnh đầu mùa" của Thạch Lam là một cậu bé nhạy cảm, giàu lòng nhân ái, mạnh mẽ và quyết đoán. Qua nhân vật này, Thạch Lam đã truyền tải một thông điệp sâu sắc về tình người, về lòng nhân ái và sự chia sẻ trong cuộc sống. Sơn không chỉ là một nhân vật trong tác phẩm mà còn là một tấm gương sáng về lòng tốt và sự dũng cảm, đáng để chúng ta học hỏi và noi theo.
1
0
Hiển
28/06 21:29:04
+5đ tặng

Nhà văn Thạch Lam có nhiều truyện ngắn. Trong đó, Gió lạnh đầu mùa là một truyện khá tiêu biểu. Nhân vật chính trong truyện là Sơn - một cậu bé nhân hậu, giàu tình yêu thương.

Mở đầu truyện, nhà văn Thạch Lam có những câu văn miêu tả về khung cảnh thiên nhiên lúc giao mùa đầy tinh tế. Mùa đông đến, thời tiết trở lạnh. Nhân vật Sơn xuất hiện với hành động “tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường như mọi khi mà ngồi thu tay vào trong bọc”. Cậu thấy mẹ và chị đã tỉnh dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống, ai cũng đều mặc áo rét cả rồi. Sơn cũng thấy lạnh, “ vộ i vơ cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan”. Sau đó, Sơn “được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm”. Các chi tiết trên cho thấy Sơn là một cậu bé trong một gia đình khá giả, được người thân yêu thương.

Sống trong một hoàn cảnh như vậy, Sơn trở thành một cậu bé rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung quanh. Điều này thể hiện qua các chi tiết về tình cảm của Sơn dành cho người em gái đã mất. Khi nghe mọi người trong nhà nhắc đến em Duyên, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Hay như hành động của Sơn tỏ ra thân thiện, chơi cùng bọn trẻ con nghèo trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,.... Đặc biệt, khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Cậu nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Và chính cậu là người nghĩ ra ý đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Sơn đã trò chuyện với chị Lan sau đó hai chị em quyết định về lấy chiếc áo cho Hiên. Trong lúc chờ chị Lan về nhà lấy áo, Sơn đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Dù sao đó, vì sợ mẹ mắng, chị em Sơn đã đến đòi lại chiếc áo, nhưng đó cũng là tâm lí thông thường của những đứa trẻ. Điều đáng quý ở đây là tấm lòng yêu thương, biết chia sẻ của nhân vật Sơn.

Như vậy, Sơn là nhân vật chính, được khắc họa vô cùng chân thực. Nhà văn đã gửi gắm nhiều thông điệp sâu sắc qua nhân vật này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Mai Mai
29/06 14:40:47
+4đ tặng

Thạch Lam là một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Phong cách sáng tác của ông mang những nét đặc trưng riêng với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Một trong số đó có thể truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn.

Thạch Lam đã khắc họa Sơn chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động và tính cách. Sơn là một đứa trẻ còn nhỏ tuổi, mang nét hồn nhiên nhưng cũng rất hiểu chuyện, tốt bụng và giàu lòng yêu thương.

Ở đoạn mở đầy, nhà văn tập trung miêu tả khung cảnh thiên nhiên khi mùa đông sang. Sau đó, Sơn xuất hiện với hành động “tung chăn tỉnh dậy”, “không bước xuống giường như mọi khi” mà “ngồi thu tay vào trong bọc”. Cậu cảm nhận được cái lạnh, vội vơ cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan. Sơn được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua những chi tiết này, nhân vật Sơn hiện ra là một cậu bé được sinh ra trong một gia đình khá giả. Người mẹ và người chị luôn yêu thương và chăm sóc cậu vô cùng chu đáo.

Nhưng Sơn không hề tỏ ra kiêu ngạo và xa cách, mà vẫn là một cậu bé nhân hậu, giàu tình cảm. Lắng nghe cuộc trò chuyện của mẹ với người vú già về Duyên - đứa em gái đáng thương đã mất năm lên bốn tuổi, Sơn cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Đối với những đứa trẻ còn nhà hàng xóm, Sơn luôn tỏ ra thân thiết, nhiệt tình c hứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Với tấm lòng yêu thương, Sơn còn giúp đỡ cô bé Hiên. Khi nhìn thấy Hiên đứng “ co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay”, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn, cậu bàn với chị Lan mang cái áo bông cũ của em Duyên đến cho Hiên mặc. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.

Nhân vật Sơn đã gửi gắm bài học giá trị về tình yêu thương con người trong cuộc sống. Truyện ngắn để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo