Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày ý kiến của em về hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay

Trình bày ý kiến của em về hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay .
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
64
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay là một vấn đề nghiêm trọng và cần được quan tâm đúng mức. Dưới đây là ý kiến của em về hiện tượng này:

1. **Tác động tiêu cực đến tâm lý và học tập**: Bắt nạt không chỉ gây tổn thương về thể chất mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của học sinh. Những em bị bắt nạt thường cảm thấy lo lắng, sợ hãi, mất tự tin và có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sự phát triển toàn diện của các em.

2. **Môi trường học tập không an toàn**: Một trường học mà hiện tượng bắt nạt diễn ra thường xuyên sẽ tạo ra một môi trường học tập không an toàn và không lành mạnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến những em bị bắt nạt mà còn tác động đến toàn bộ học sinh trong trường, làm giảm chất lượng giáo dục và sự phát triển của cộng đồng học đường.

3. **Nguyên nhân đa dạng**: Hiện tượng bắt nạt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sự thiếu hiểu biết, sự ganh đua, áp lực từ gia đình, hoặc ảnh hưởng từ các phương tiện truyền thông. Đôi khi, những học sinh bắt nạt người khác cũng có thể đang gặp phải những vấn đề tâm lý hoặc gia đình.

4. **Vai trò của giáo viên và phụ huynh**: Giáo viên và phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và giải quyết hiện tượng bắt nạt. Họ cần phải nhận biết sớm các dấu hiệu của việc bắt nạt, lắng nghe và hỗ trợ các em học sinh, đồng thời tạo ra một môi trường học tập an toàn và thân thiện.

5. **Giáo dục về lòng nhân ái và kỹ năng xã hội**: Để giảm thiểu hiện tượng bắt nạt, cần phải giáo dục học sinh về lòng nhân ái, sự tôn trọng lẫn nhau và kỹ năng giải quyết xung đột một cách hòa bình. Các chương trình giáo dục về kỹ năng sống và tâm lý học đường có thể giúp học sinh hiểu rõ hơn về hậu quả của việc bắt nạt và cách ứng xử đúng đắn.

6. **Chính sách và biện pháp xử lý**: Nhà trường cần có những chính sách rõ ràng và biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi bắt nạt. Đồng thời, cần phải có các chương trình hỗ trợ tâm lý cho cả nạn nhân và người bắt nạt để giúp họ vượt qua khó khăn và thay đổi hành vi.

Tóm lại, hiện tượng bắt nạt trong trường học là một vấn đề cần được giải quyết một cách toàn diện và kịp thời. Sự hợp tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội là yếu tố quan trọng để tạo ra một môi trường học tập an toàn, lành mạnh và thân thiện cho tất cả học sinh.
1
0
Phạm Hiền
11/07/2024 09:54:48
+5đ tặng
Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.

Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu".

Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải xây xát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy.

Giải pháp nào cho Bạo lực học đường? Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.

Theo bản thân tôi: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế được, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×