LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc các đoạn trích sau đây và cho biết những câu in đậm có chứa hàm ý không? Vì sao?

Đọc các đoạn trích sau đây và cho biết những câu in đậm có chứa hàm ý không? Vì sao?

a. Có người hỏi:

- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào...

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.

b. - Này, thầy nó ạ.

Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường, không nói gì.

- Thầy nó ngủ rồi à?

- Gì?

Ông lão khẽ nhúc nhích.

- Tôi thấy người ta đồn...

Ông lão gắt lên: 

- Biết rồi!

Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hắt hiu.

(Trích “Làng”- Kim Lân)

P/s: Tóm tắt truyện ngắn “Làng”: Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở đây lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức của cách mạng. Ông luôn tự hào về làng mình, đi đâu ông cũng khoe về truyền thống đánh giặc của làng Chợ Dầu và rất vinh dự vì điều đó. Bỗng một ngày, khi ngồi ở quán nức, ông nghe tin đồn rằng làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ và nhục nhã. Ổng lảng tránh mọi người và đi về nhà.  Ông không đi đâu, không dám gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi người ta không cho gia đình ông ở nữa. Ông không biết bày tỏ với ai, không dám đi ra ngoài nên ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ nỗi lòng. Khi nhận tin cải chính, vẻ mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải làng Việt giam. Ông càng thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
40
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Các câu in đậm trong đoạn trích có chứa hàm ý. Cụ thể:

a. **- Hà, nắng gớm, về nào...**

Câu này chứa hàm ý. Ông Hai không thực sự muốn nói về thời tiết hay việc về nhà vì nắng. Thực tế, ông đang muốn tránh né cuộc trò chuyện về làng Chợ Dầu và những lời đồn không hay về làng mình. Đây là cách ông lảng tránh một tình huống khó xử mà không cần phải trực tiếp đối mặt hay trả lời câu hỏi về làng mình.

b. **- Tôi thấy người ta đồn...**

Câu này cũng chứa hàm ý. Bà Hai không nói rõ ràng về điều mà người ta đồn, nhưng ngầm ý rằng đó là tin đồn không tốt về làng Chợ Dầu. Bà muốn nói đến tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, nhưng không dám nói thẳng ra vì sợ làm ông Hai buồn thêm. Câu nói này chứa đựng sự lo lắng và e ngại của bà Hai về những tin đồn đó.

Trong cả hai trường hợp, các câu in đậm đều không trực tiếp nói ra ý chính mà người nói muốn truyền đạt, mà thay vào đó, họ sử dụng cách nói gián tiếp để tránh đối mặt trực tiếp với vấn đề nhạy cảm.
2
0
Altrøx
21/07 20:35:21
+5đ tặng

- Câu "Hà, nắng gớm, về nào…" là câu nói lảng

"Tôi thấy người ta đồn…" câu nói bị chen ngang

→ Hai câu này không phải câu mang hàm ý

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư