Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thăm cõi bác xưa

phân tích bài thăm cõi bác xưa
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.171
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
"Bài thăm cõi bác xưa" là một sáng tác nổi bật của nhà thơ Tế Hanh, người mà thơ ca của ông thường gắn liền với đề tài quê hương, cảnh sắc thiên nhiên và tình yêu con người. Bài thơ không chỉ đơn thuần là một bài thơ về quê hương mà còn mang đậm tâm tư, tình cảm của tác giả với những kỷ niệm, những hình ảnh thân quen của tuổi thơ.

### Phân tích nội dung bài thơ:

1. **Nỗi niềm và lòng nhớ quê:**
- Tác phẩm thể hiện rõ nỗi nhớ quê hương, những kỷ niệm đẹp đẽ và giản dị. Quê hương ở đây không chỉ là nơi chốn mà còn là tâm hồn, là nguồn cội của mỗi con người.

2. **Cảnh sắc thiên nhiên:**
- Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả sinh động, gần gũi với nét đặc trưng của cảnh vật Việt Nam. Những hình ảnh như dòng sông, cánh đồng, cây cối,… được tác giả khắc họa với cảm xúc tràn đầy yêu thương.

3. **Con người và văn hóa:**
- Cảnh sắc quê hương không thể thiếu hình ảnh con người trong văn hóa sống, sinh hoạt của cộng đồng. Qua đó, tác giả cũng gửi gắm những gia trị về tình yêu quê hương, tình đoàn kết và sự sẻ chia trong cuộc sống.

4. **Tâm trạng của tác giả:**
- Tâm trạng của Tế Hanh được thể hiện xuyên suốt bài thơ, từ nỗi nhớ quê, lòng tự hào về quê hương cho đến những trăn trở và mong muốn quay về. Đây là một hành trình của cảm xúc, từ quá khứ đến hiện tại.

### Phân tích nghệ thuật:

1. **Ngôn ngữ và hình ảnh:**
- Ngôn ngữ trong bài thơ giản dị, gần gũi nhưng giàu sức biểu cảm. Hình ảnh thiên nhiên và con người sống động gợi lại một thời xưa cũ, mang lại cảm giác hoài niệm.

2. **Thể thơ:**
- Tùy theo từng cấu trúc nhưng thường có nhịp điệu nhẹ nhàng và êm ái, tạo cảm giác thư thái cho người đọc, đồng thời dễ dàng ghi nhớ và gợi lên cảm xúc.

3. **Biểu tượng:**
- Nhiều hình ảnh và biểu tượng gần gũi như cánh đồng xanh, dòng sông,… không chỉ đơn thuần mô tả cảnh quan mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tâm tư, tình cảm của con người.

Tóm lại, "Bài thăm cõi bác xưa" không chỉ là một tác phẩm thơ ca mà còn là một bài thơ mang đậm tâm hồn và tình cảm của người Việt Nam đối với quê hương. Qua tác phẩm, độc giả cảm nhận được vẻ đẹp giản dị của cuộc sống, đồng thời cũng chạm đến những trăn trở, mong mỏi của tác giả về cội nguồn, về những giá trị không thể mất đi.
2
0
whynothnguyen
25/07 17:51:45
+5đ tặng
Bài thơ "Thăm cõi Bác xưa" là bài thơ khá hay của tác giả Tố Hữu viết về những kỷ niệm về thăm lại nơi Bác ở với những hình ảnh bình dị đầy quen thuộc, những vườn cây, ao cá .Đây là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Qua bài thơ, em nhận thấy rất nhiều vẻ đẹp ở Bác Hồ. Có thể nhận thấy, Bác là người rất yêu và hòa hợp với thiên nhiên. Nơi Bác sống có muôn ngàn loài cây, loài hoa rực rỡ,... Không chỉ yêu, hòa hợp với thiên nhiên, em còn thấy chân dung của người lãnh tụ mộc mạc, giản dị. Hình ảnh giường mây, chiếu cói, chăn gối, tủ nhỏ, áo sờn,... phần nào giúp người đọc hiểu được sự giản dị của Bác. Chân dung Bác không xa cách mà rất gần gũi, mộc mạc. Mỗi lần đọc những vần thơ trong "thăm cõi bác xưa" chúng ta lại dâng trào những cảm xúc bồi hồi nhớ về ngôi nhà sàn, ao cá, vườn cây trong Phủ chủ tịch. Dù Bác đã đi xa mãi mãi nhưng trong trái tim của mỗi con người Việt Nam Bác luôn tồn tại mãi, yêu thương Bác biết bao!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
0
Tiến
25/07 18:35:09
+4đ tặng

Tố Hữu là nhà thơ Cách mạng lớn của nước ta trong thế kỷ hai mươi, hồn thơ của ông là trữ tình, chính trị. Bài thơ “Thăm cõi Bác xưa” được trích từ “Bài thơ Theo chân Bác”, sáng tác năm 1970, đăng trên Báo Nhân Dân, sau đó được in trong tập thơ “Ra trận” năm 1971. Cả bài thơ là những xúc cảm ca ngợi Hồ Chủ Tịch với tất cả lòng tự hào, và đoạn trích “Thăm cõi Bác xưa” càng làm rõ tấm lòng trân quý Bác, một Người cha vĩ đại của dân tộc. 

Anh dắt em vào cõi Bác xưa 
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa 
Có hồ nước lặng sôi tăm cá 
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.

Có rào râm bụt đỏ hoa quê 
Như cổng nhà xưa Bác trở về 
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ măng tre.  

Khổ thơ đầu là hình ảnh nhân vật trữ tình đang bước đến “cõi Bác xưa”, nơi mà Bác từng sống:

Anh dắt em vào cõi Bác xưa 

Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa 

Có hồ nước lặng sôi tăm cá 

Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa
 

Với thể thơ bảy chữ, với nhịp bốn ba, bức tranh dẫn lỗi tới nhà Bác hiện lên thật thơ mộng, yên bình. Một khung tranh được miêu tả tài tình mang đến cảm giác nhẹ nhàng, dịu êm. Đó là một “Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa”, còn có “ hồ nước lặng sôi tăm cá”, “bưởi cam thơm”, “dừa”, tất cả cùng nhau tô điểm cho khung cảnh trước sân nhà Bác, thiên nhiên cùng nhau góp sức làm đẹp hơn cho nơi ở của Người. Không chỉ riêng dân tộc ta, ngay cả tự nhiên cũng kính trọng Người. Qua đó cũng bộc bạch tấm lòng biết ơn của thi sĩ đối với vị Chủ Tịch.  

Có rào râm bụt đỏ hoa quê 

Như cổng nhà xưa Bác trở về 

Có bốn mùa rau tươi tốt lá

Như những ngày cháo bẹ măng tre.  

Đến đây, tác giả lại hồi tưởng khi Bác còn sống, cũng là nơi chốn đó, không gian đó, nhưng giờ Người đã không còn, để bao nhiêu niềm khắc khoải, nỗi đau trong tim của người lại. Biện pháp so sánh “như”, đang so sánh khung cảnh ở hai thời điểm hiện tại và quá khứ, nhưng mà giờ đây chỉ còn đọng lại trong ký ức. Điệp từ “Như”, “có” lại nhấn mạnh nỗi nhớ và lòng yêu mến Bác hơn bao giờ hết. Cảnh vật quanh nhà Bác làm ta nhớ Người không chỉ là một người giản dị, mộc mạc, mà còn có một trái tim cứng cỏi và một cái nhìn rất lạc quan, khi phải “dịch sử Đảng” trong hang Pác Bó ở Cao Bằng, Người đã sáng tác “Tức cảnh Pác Bó”: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang/Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng/Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang.” Dù trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy, thì Hồ Chủ Tịch vẫn luôn là người lạc quan, sáng suốt từ đó soi sáng cho cả dân tộc ta.

Nhân vật trữ tình là một người giàu lòng yêu nước, yêu Bác Hồ, quan sát cả căn nhà nơi Bác từng sống với nỗi niềm trân trọng, ơn nghĩa. Đó cũng  nhắc đến truyền thống dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”. Qua đó, ta thấy nhà thơ Tố Hữu cũng là một người có tấm lòng sâu sắc và yêu dân tộc. Ông đã dùng toàn bộ ý thơ của mình không chỉ riêng cho ông, mà còn cho toàn bộ những người yêu quý gửi đến Bác tấm lòng chân thật nhất. 

Tố Hữu quả là một nhà thơ vĩ đại của dân tộc, dù ông đã đi xa nhưng những áng thơ của ông vẫn mãi trường tồn cho mai sau. Đoạn trích “Thăm cõi Bác xưa” là một trong những đoạn trích tuyệt diệu nhất, không chỉ để lại cho ta một căn nhà với không khí yên ả, ấm cùng mà còn nói lên tình yêu Tổ quốc và lòng tự hào dành cho Bác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×