Phân tích nhân vật tôi trong truyện ngắn quà gửi bố của tác giả Phong Thu
Phân tích nhân vật tôi trong truyện ngắn quà gửi bố của tác giả Phong Thu Viết luận điểm 3: Đánh giá -Đánh giá vấn đề nghị luận, đánh giá lại nhân vật (với các đặc điểm đã phân tích) - Đánh giá tác giả qua tài năng, tấm lòng, tình cảm Nêu kết bài: -Khẳng định lại vấn đề -Liên hệ, rút ra bài học ý nghĩa về nhân vật
Tôi, cái Thủy, cái Lan và thằng Hân đều có bố đi xa. Bốn đứa chúng tôi chơi với nhau rất thân. Đứa nào cũng lên bảy, học lớp một và ở cùng xóm. Tất cả mấy đứa chúng tôi đều muốn có một thứ quà gì đấy gửi cho bố. Thằng Hân tính đến chuyện gửi thuốc lào; cái Thủy thì hẹn là còn phải tập thêu để thêu khăn rồi gửi đi; cái Lan có con gà mái đang đẻ trứng; còn tôi, tôi nghĩ mãi vẫn chưa biết gửi cái gì đi cho tiện. Tôi bàn với chúng nó thế này: thuốc lào dễ mốc là một; cái Thủy bây giờ mới tập thêu thì lâu quá là hai; gà của cái Lan thì bỏ vào phong bì sao vừa là ba... không được. Cuối cùng, chỉ có một món quà rất hay mà bố mẹ đứa nào cũng thích ấy là điểm mười trong bài học và bài làm của chúng tôi. Tôi nói về món quà đó, lập tức các bạn tôi đồng ý ngay. Tưởng cái gì chứ điểm mười thì không khó lắm, mà lại dễ gửi, tha hồ gửi! Chỉ cần mỗi đứa chúng tôi cố gắng lên một tí thôi. Chúng tôi giao hẹn với nhau: trong tuần tới, mỗi đứa phải có ít nhất là một điểm mười để làm quà gửi bố. Ba hôm sau, cái Thủy được điểm mười môn toán. Tới ngày thứ tư, tôi được điểm mười chính tả. Thằng Hân cố mãi, chỉ được điểm bảy khi đọc bài học thuộc lòng. Còn cái Lan, chưa có bài nào được quá sáu điểm cả, thế mới rắc rối. Đến ngày hẹn, cái Thủy và tôi coi như có quà gửi bố rồi. Thằng Hân lụng bụng: - Tao chả chơi trò này nữa, chán lắm. Cái Lan thì phụng phịu: - Chúng mày khôn. Chúng mày học giỏi thì làm gì chả được mười. Tao cũng không chơi như thế nữa. Tôi nhìn cái Thủy, cái Thủy cũng nhìn tôi. Thế có buồn không! Lúc mới bàn xong, cả bốn đứa đều hăm hở là thế; đến bây giờ, chỉ còn lại tôi và cái Thủy thôi ư? Bốn đứa chúng tôi chơi với nhau rất thân, chả lẽ lại để cho thằng Hân và cái Lan không có quà gửi bố! Sợ cái Lan giận, cái Thủy vội gật đầu: - Ừ, hay là thôi nhớ! Cái Lan tươi tỉnh bằng lòng ngay. Thằng Hân cười khì. Chỉ có tôi là tôi thấy thế nào ấy. Ừ, đúng là tôi và cái Thủy học có khá hơn cái Lan, thằng Hân. Song, sao tôi và cái Thủy lại không thể giúp đỡ cho chúng nó được điểm mười? Tôi cố nói thêm để chúng nó khỏi bàn ra: - Tớ không đồng ý. Bây giờ làm thế này: tớ giúp đỡ cậu Hân, cậu Thủy giúp đỡ cậu Lan để đứa nào cũng có điểm mười, được không? Ba đứa chúng nó nhìn nhau. Tôi nhìn chúng nó. Xem chừng chúng nó vẫn còn ngần ngừ, tôi phải nói thêm: - Giúp đỡ nhau học tập luôn mà. Thằng Hân chần chừ một tí rồi mới trả lời: - Được, tao đồng ý. Cái Lan, cái Thủy cũng bằng lòng. Tôi giao hẹn: - Gia hạn ba ngày nữa. Cả bốn đứa phải có điểm mười tất! Ngày thứ nhất trôi qua, chưa đứa nào được điểm mười. Ngày thứ hai đã đến, thằng Hân bị ngay bốn về bài toán tập. Tôi sốt ruột quá, giục nó: - Cậu phải cố gắng lên chứ lị! Thằng Hân gân cổ: - Thì mày không thấy tao đang cố gắng đấy à? Tôi hơi bực mình: - Cố gắng mà lại "bốn"! - Bốn! Thầy giáo cho tao "bốn" chứ tao có thích "bốn" đâu! Chỉ cần găng một tí nữa là hai đứa cãi nhau. Tôi đành phải dịu lại: - Thôi, ngày mai cậu phải cố lên. Sáng sớm ngày thứ ba, để giúp đỡ thằng Hân, tôi hỏi nó: - Cậu thuộc bài chưa? - Thuộc rồi. - Được, cậu thử đọc cho tớ nghe xem nào. Thằng Hân đọc một hơi hết bài học thuộc lòng. Tôi sung sướng quá: - Ừ, cậu thuộc ghê thật đấy. Vào lớp học, tôi thấp thỏm chờ thằng Hân đọc bài. Chắc nó cũng hồi hộp không kém. Nó cứ ngọ nguậy luôn. Giờ học thuộc lòng đã qua, thằng Hân không được gọi đọc bài. Giờ học tính đã đến. Tôi thầm "cầu" cho nó: "Cô giáo gọi thằng Hân này!...". Thế mà cô không gọi. Tôi chán quá mà không biết làm thế nào nữa. Tới bài viết tập, tôi nhắc khẽ: - Bài cuối cùng rồi đấy, Hân ạ. Thằng Hân không nói gì. Giờ viết tập sắp qua... Cô giáo bắt đầu chấm bài. Thằng Hân được năm điểm. Tôi chán nó quá. Đến lúc ra chơi, tôi bảo: - Tớ không chơi với cậu nữa. Chẳng hiểu vì tủi thân hay vì làm sao, thằng Hân tu lên khóc. Cô giáo thấy vậy, liền hỏi: - Sao em khóc? Thằng Hân cứ "hức, hức..." không nói nên lời. Cô giáo liền hỏi tôi: - Em Tú! Làm sao thế? Tôi thưa: - Thưa cô... bạn ấy khóc đấy ạ! Cô giáo nhẹ nhàng hỏi Hân: - Tại sao thế, em Hân? Thằng Hân càng khóc to. - Cô hỏi kìa, em nói đi chứ! Thằng Hân vừa nói, vừa hức: - Hức... thưa cô... hức... bạn, bạn... hức... bạn Tú bạn ấy, hức... không... không chơi... hức, với em... Cô giáo hỏi tôi: - Em Tú, tại sao? Cái Thủy lúc đó cũng đứng gần đấy, nó thưa luôn: - Thưa cô tại bạn ấy không được điểm mười đấy ạ! Chán cho cái Thủy quá, ai khiến nó nói. Tôi giơ nắm tay dọa, nó nhe răng ra cười. Cô giáo biết là giữa mấy chúng tôi hẳn có chuyện gì đấy. Cô bảo Hân đừng khóc nữa và cô dặn tôi đến cuối giờ học ở lại cho cô hỏi. Mới đầu, tôi định rằng sẽ giấu chuyện gửi quà cho bố, không nói gì hết. Song, như thế là nói dối mất rồi. Đến lúc gặp cô giáo, không hiểu tại sao tôi cứ tuồn tuột kể hết từ đầu đến cuối, không thiếu một việc nào, kể cả việc mấy đứa bàn nhau viết thư ở trên. Cô giáo đã hỏi thì không nên giấu cô, có như thế mới thật thà. Tôi yên trí rằng thế nào cô cũng mắng tôi, đứa đầu têu ra việc làm cho thằng Hân phải khóc. Nhưng, tôi đã nghĩ nhầm. Cô giáo nghe tôi nói rất chăm chú. Thỉnh thoảng cô lại hơi cười. Chính vì vậy mà tôi kể rất kỹ. Nghe tôi kể xong, cô nói: - Các em định có điểm mười để làm quà gửi bố như thế là rất tốt. Cô chỉ bàn thêm với các em một chút thôi. Em và Thủy học khá rồi, không nói làm gì. Hân và Lan học hơi kém... mà lại giao hẹn trong ba hôm thì hai em đó có ngay điểm mười thế nào được. Em cứ nghĩ mà xem... Cô giáo bảo tôi thế và tôi bắt đầu nghĩ. Tôi nghĩ đi nghĩ lại vẫn không hiểu vì sao chỉ có một điểm mười mà cái Lan và thằng Hân cũng không có ngay được. - Em và Thủy giúp đỡ Hân và Lan như thế nào? - Cô giáo chợt hỏi thêm. Tôi lúng túng không biết nói ra sao nữa. Tôi đã bảo thằng Hân cố lên, đã hỏi nó có thuộc bài không và bảo nó đọc cho tôi nghe rồi cơ mà. Giúp đỡ như thế chưa được hay sao? Tôi nói lại y như vậy. Cô giáo mỉm cười: - Giúp đỡ bạn như thế thì làm sao có điểm mười được hở em? Đáng lẽ, các em phải... Cô nói cho tôi biết những việc cần phải làm khi giúp bạn học tập. Chẳng hạn như: nói lại những bài học mà bạn chưa hiểu; cùng bạn học bài; hỏi xem bạn có biết cách giải bài toán tập hay không... Hoặc thấy bạn chưa thuộc bài thì nhắc bạn học; bạn viết còn xấu thì hướng dẫn bạn tập chép; bạn đọc kém thì cùng bạn đọc đi đọc lại bài học nhiều lần cho quen cho thạo... Thật là tiếc quá. Giá những điều đó tôi biết ngay từ trước có phải hay biết bao nhiêu. Cô giáo giảng giải kỹ thế, tôi hiểu ngay. - Thưa cô, vậy thì em biết rồi ạ. Tôi định hỏi thêm cô giáo là chúng tôi có nên tiếp tục giúp nhau được điểm mười để làm quà gửi bố nữa hay thôi, thì cô đã nói: - Các em về bàn với nhau cho kỹ nữa đi, cả bốn em cố gắng có nhiều điểm mười hơn nữa để làm quà gửi bố cho vui vẻ... Song, đừng giao hẹn ngắn ngày quá. Em hiểu chứ. Nghe cô nói đến đây, tôi càng hiểu rõ hơn. Đúng rồi, đáng lẽ phải giao hẹn lâu hơn để cho thằng Hân và cái Lan nó học khá dần lên chứ! Tuy gặp phải chuyện hơi rắc rối một tí như thế, tuy thằng Hân "nhè" mất một lúc vậy, ít lâu sau, tất cả bốn đúa chúng tôi đứa nào cũng có điểm mười bỏ vào phong bì gửi cho bố rồi. Tiếc quá, đáng lẽ chúng tôi có thể có được những điểm mười ấy sớm hơn kia!
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Phong Thu, qua nhân vật "tôi", cho thấy được tài năng trong việc xây dựng nhân vật gần gũi, đáng yêu và giàu lòng nhân ái. Những cảm xúc chân thật, sự hồn nhiên trong cách nghĩ của trẻ thơ được tác giả khắc họa vô cùng tinh tế, gây xúc động cho người đọc. Tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc phản ánh tâm lý trẻ em mà còn gửi gắm thông điệp về tình yêu cha con và giá trị của sự giúp đỡ lẫn nhau. Tình cảm của tác giả dành cho nhân vật và đề tài rất rõ nét. Đằng sau từng câu chữ, người đọc cảm nhận được sự tôn trọng, yêu thương mà tác giả gửi gắm qua những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi". Đó chính là tấm lòng của một người viết văn đầy tình yêu thương, cao cả và ấm áp. Kết luận Tóm lại, nhân vật "tôi" trong truyện "Quà gửi bố" không chỉ là hình ảnh của một cô bé ngây thơ, hồn nhiên mà còn là biểu tượng của tình yêu thương cha con, lòng tốt và sự giúp đỡ trong quan hệ bạn bè. Qua đó, tác giả đã truyền tải một thông điệp sâu sắc về giá trị của tình cảm gia đình và sự chia sẻ giữa con người với nhau. Truyện cũng nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm trong việc giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ và phát triển. Nhân vật "tôi" chính là một bài học ý nghĩa về lòng nhân ái, sự đồng cảm và sự khéo léo trong việc nuôi dưỡng tình cảm giữa mọi người.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ