Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ : Nhân hóa, so sánh, đảo ngữ, điệp ngữ, liệt kê. Biện pháp tu từ nổi bật nhất là nhân hóa, được tác giả sử dụng trong các từ: "Điệu, mặc, thướt tha, cài, thêu, ngực, nép, lặng yên, áo", tác giả đã sử dụng những từ ngữ miêu tả con người, những hành động, đặc điểm của con người gắn vào sông, áng mây, màn đêm, trăng để làm cho con người được gàn gũi với thiên nhiên, làm cho hình ảnh gợi hình, gợi tả được miêu tả rõ nét, chân thực, sâu sắc nhất. Biện pháp tu từ so sánh được tác giả sử dụng ở câu "Áo xanh sông mặc như là mới may"; ở đây, ta thấy "áo" ở đây chính là chỉ màu nước của sông, mà nước của sông lại là màu của trời chiếu lên mặt nước, ý tác giả muốn nói ở đây là trời trong xanh làm cho "màu áo" của sông hiện lên như mới. Biệp pháp tu từ đảo ngữ được tác giả sử dụng ở câu:"Áo xanh sông mặc như là mới may", tác giả đã đảo từ "áo xanh" lên trước từ "sông mặc" nhằm làm nổi bật màu nước của sông. Biện pháp liệt kê được tác giả sử dụng trong 4 câu thơ :"Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha","Áo xanh sông mặc như là mới may","Cài lên màu áo hây hây ráng vàng","Khuya rồi sông mặc áo đen" góp phần làm nổi bật màu nước của sông theo từng buổi trong ngày, buổi sáng trời nắng →→ sông mặc áo lụa đào, buổi trưa trời cao →→ sông mặc áo xanh, buổi chiều trời dâm dan →→ sông mặc áo ráng vàng, buổi đêm trời tối đen →→ sông vì vậy mà cũng mặc áo đen. Cuối cùng, là biện pháp tu từ điệp ngữ, từ "sông" được lặp lại 3 lần, từ "mặc" được lặp lại 3 lần và từ "áo" được lặp lại 4 lần, góp phần làm nổi bật nội dung của đoạn thơ, đó là "Dòng sông mặc áo".