Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Phần I: (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

       Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gây ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.

   (…) Tuổi teen có tính ghen tỵ rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghía và so bì với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu mình, cha mẹ chiều em/chị/anh mình hơn… Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế…, thì hệ quả/hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn.

    (…) Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh.

 (Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, TS. Vũ Thu Hương, báo điện tử News.Zing.Giaoduc, 7/10/2015)

Câu 1: Xác định nội dung  đoạn trích trên?

Câu 2: Tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời của mình thế nào?

Câu 3: Theo em vì sao tác giả cho rằng: Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh.

Câu 4: Tìm phép liên kết có trong đoạn 2 của văn bản.

Câu 5: Anh/chị rút ra được những thông điệp gì qua đoạn trích trên?( 4-6 câu)

3 trả lời
Hỏi chi tiết
53
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Câu 1:** Nội dung đoạn trích trên chủ yếu nói về tâm lý và suy nghĩ của các bạn tuổi teen, nhấn mạnh rằng họ thường cảm thấy mình khổ hơn người khác, dễ dàng phóng đại những thiệt thòi của bản thân và nhìn nhận cuộc sống một cách tiêu cực. Tác giả cũng chỉ ra rằng mọi người đều phải trải qua khó khăn và bất công, khuyên các bạn trẻ nên tự nhìn nhận vấn đề và không đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.

**Câu 2:** Tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời của mình bằng cách phóng đại những khó khăn, thiệt thòi mà họ gặp phải. Họ thường cảm thấy oan ức, bất công và tin rằng cuộc sống đối xử với mình tệ hơn những gì họ hy vọng. Họ thích so sánh bản thân với người khác và thường than phiền về sự "thiệt thòi" của mình mà không nhìn nhận được rằng người khác cũng có những mặt khó khăn riêng.

**Câu 3:** Tác giả cho rằng "Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh" vì hành động chơi ngông, tức là hành động mạo hiểm, không suy nghĩ đến hậu quả sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng như tai nạn, thương tích hay thậm chí là cái chết. Điều này cho thấy một quan điểm sâu sắc về bản lĩnh, đó không phải là việc thể hiện sự dũng cảm qua những hành động thiếu suy nghĩ, mà là khả năng nhìn thấy hậu quả và quyết định hành động một cách thông minh hơn.

**Câu 4:** Trong đoạn 2, phép liên kết có thể được tìm thấy thông qua việc sử dụng các đại từ nhân xưng và cụm từ như "cha mẹ các bạn", "nhiều bạn". Điều này giúp liên kết giữa các suy nghĩ và cảm xúc của các bạn trẻ với cách hiểu của cha mẹ, tạo ra những mối liên hệ trong nội dung thông điệp của tác giả.

**Câu 5:** Qua đoạn trích, em rút ra được thông điệp rằng tuổi teen cần phải nhìn nhận và đánh giá cuộc sống một cách công bằng, thay vì bi kịch hóa những trải nghiệm của bản thân. Mọi người đều phải đối mặt với những khó khăn, chính vì thế không nên so sánh và cảm thấy mình thiệt thòi hơn người khác. Hơn nữa, cần nhận thức rằng hành động thiếu suy nghĩ và mạo hiểm không phải là biểu hiện của bản lĩnh, mà thực sự là sự thiếu suy nghĩ. Từ đó, các bạn trẻ nên phát triển kỹ năng tự nhận thức và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình.
1
1
Ngân Nguyễn Thị
01/08 14:44:45
+5đ tặng

C1. BPTT nghị luận

C2. Các bạn phóng to những thiệt thòi của mình, thu nhỏ vất vả của người khác, cảm thấy oan ức, bất công.

C3. 

 - Chơi ngông là có những lời nói, việc làm ngang tàng, khác lẽ thường.

-  Bản lĩnh là dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.

- Vì:

+ Đây là những hành động bộc phát của tuổi trẻ.

+ Hành động đó không chỉ hại đến bản thân mình là còn làm hại cả đến cộng đồng.

+ Chơi ngông không phải là dám nghĩ, dám làm mà là những biểu hiện ngang tàng, khác lẽ thường rất cần tránh ở lứa tuổi mới lớn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
HoangBaoMinh
01/08 14:45:51
+4đ tặng

2) Tuổi teen thường suy ngẫm về cuộc sống của mình theo hướng bi kịch: những thiệt thòi của bản thân thường được phóng đại quá mức, từ đó cho rằng cuộc đời bất công, đối xử tệ bạc với mình và cảm thấy oan ức.

- Đồng thời, cùng với việc phóng đại thiệt thòi nhỏ bé của bản thân, tuổi teen cũng luôn thu nhỏ phần vất vả của người khác.

- Từ tâm lí trên dẫn đến sự so sánh cuộc sống của mình với mọi người xung quanh: luôn thấy mình khổ hơn người khác, thiếu thốn hơn, thiệt thòi hơn, thấy cuộc đời thật bất công. Từ đó, họ tư dằn vặt mình, bi ai về hiện thực và tưởng tượng một tấn bi kịch đầy nước mắt cho mình.
3)

- Có thể hiểu ngắn gọn:

+ Chơi ngông là có những lời nói, việc làm ngang tàng, khác lẽ thường, tự cho đó là đúng đắn, bất chấp sự khen chê của mọi người.

+ Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.

- Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh, vì:

+ Chơi ngông là hành động bột phát ở lứa tuổi mới lớn, đó là hành động không đem lại kết quả gì tốt đẹp mà chỉ mang đến nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội.

- Những hành động mà tuổi trẻ tự coi đó là chơi ngông như rú ga lao vút trên đường cực kì nguy hiểm, phía sau hành động đó chính là “bệnh viên với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn”. Hành động đó không chỉ hại đến bản thân mình là còn làm hại cả đến cộng đồng.

- Hành động được coi là chơi ngông ấy thể hiện tầm nhìn hữu hạn, không suy nghĩ thiệt hơn. Đó không phải là dám nghĩ, dám làm mà là những biểu hiện ngang tàng, khác lẽ thường rất cần tránh ở lứa tuổi mới lớn.

2
1
chip chip
01/08 14:45:53
+3đ tặng

Câu 1:  nhắm vào việc giải thích và cảnh báo về những thái độ và suy nghĩ sai lầm của tuổi teen trong giai đoạn tuổi dậy thì.

Câu 2: Tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời của mình bằng cách phóng to những điểm thiệt thòi cá nhân, cảm thấy mình bị bất công nhiều hơn người khác và luôn so sánh mình với người khác để tìm thấy những sự khác biệt mà họ cảm thấy bị tổn thương.

Câu 3: Tác giả cho rằng "Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh" vì hành vi chơi ngông, tức là thể hiện sự kiêu căng, kiêu ngạo, chỉ cho thấy sự thiếu hiểu biết và không biết cách nhìn xa trước mặt hiện tại. Những hành động này thường chỉ làm tổn thương bản thân và không mang lại giá trị thực sự trong cuộc sống.
Câu 4: Phép liên kết có trong đoạn 2 của văn bản là "tuy nhiên". Phép liên kết này được sử dụng để đưa ra một ý phản biện, đối lập với những quan điểm hoặc hành vi được nêu trước đó.
Câu 5: Qua đoạn trích trên, ta rút ra được những thông điệp sau:
Tuổi teen thường có xu hướng tự coi mình là nạn nhân của cuộc đời, cảm thấy bất công và khổ sở hơn người khác.
Họ thường dễ bị ảnh hưởng bởi sự ghen tỵ và thường xuyên so sánh mình với người khác, đặc biệt là cha mẹ.
Tác giả khuyên rằng tuổi teen nên nhìn xa hơn, hiểu rằng những hành vi "chơi ngông" không phải là bản lĩnh mà chỉ là sự thiếu suy nghĩ và có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Bố mẹ thường chỉ trách móc vì lo lắng và quan tâm đến con cái của mình.
Cuộc đời không thực sự đối xử bất công với bất kỳ ai, và việc bi kịch hóa nó không giúp ích gì cho bản thân mình.
Thông điệp chính là tuổi teen cần phải có cái nhìn tỉnh táo hơn về bản thân và xã hội xung quanh để tránh những suy nghĩ và hành động tiêu cực, cũng như đưa ra các quyết định có trách nhiệm hơn trong cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo