- Rừng đặc dụng: bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa. Kiểu rừng này gồm có vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hoá – lịch sử – môi trường. VD: Rừng Cúc Phương (Ninh Bình)..
- Rừng phòng hộ: sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lần biển, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. VD: Rừng Phi Lao (Quảng Ninh)…
- Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Ví dụ rừng thông, rừng bạch dàn, rừng keo. VD: Rừng keo trồng (Đồng Hỉ, Thái Nguyên)…