Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc bài báo sau và xác định yêu cầu sau: Xác định luận đề. Xác định luận điểm

“Tôi là phụ nữ”, võ sĩ quyền Anh Imane Khelif khóc và hét lên bằng tiếng Ảrập sau khi chiến thắng ở trận tứ kết hạng 66kg nữ tại Olympic Paris 2024.

Đó là tất cả sự tức tưởi dồn nén của một vận động viên bị tổn thương sâu sắc bởi những đồn thổi về giới tính. Tranh cãi nổi lên sau khi Angela Carini - một đối thủ của Khelif - bỏ cuộc để "bảo toàn tính mạng", vì Carini chưa từng bị đấm mạnh như thế trong sự nghiệp.

Hai tổ chức thể thao lớn của thế giới cũng mâu thuẫn với nhau về trường hợp Khelif.

Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) khẳng định Imane Khelif là nữ vì "sinh ra là nữ, được đăng ký là nữ, sống cuộc sống như một phụ nữ, có hộ chiếu nữ".

Còn Hiệp hội quyền Anh quốc tế (IBA) đã loại Imane Khelif cùng một võ sĩ nữa khỏi giải Vô địch quyền Anh nữ Thế giới 2023 vì cả hai không đáp ứng được "một trong các tiêu chí đủ điều kiện". Chủ tịch của tổ chức, Umar Kremlev, cho biết hai người phụ nữ này có nhiễm sắc thể XY

Thông tin cũng làm dư luận chia rẽ. Với tư cách một thầy thuốc, tôi quan tâm đến cuộc tranh luận này, vì qua đấy giúp xã hội hiểu rằng xác định giới tính không phải lúc nào cũng đơn giản.

Theo hiểu biết thông thường, giới tính của con người là nhị nguyên, hoặc nam, hoặc nữ. Đàn ông thì ăn to nói lớn. Đàn bà thì nhỏ nhẹ nhu mì. Từ giới tính này biểu hiện ra xu hướng tính dục và các hoạt động xã hội khác nhau giữa hai giới. Triết học cổ Trung Hoa coi nam và nữ là đại diện cho dương và âm. Âm dương hòa hợp thì vạn vật sinh sôi.

Nhưng thực tế nhiều khi không thể lấy ngoại hình để kết luận về giới tính. Đàn ông có người tính tình nhu mì, dáng đi uyển chuyển. Phụ nữ cũng có người mạnh mẽ, "tướng đàn ông"...

Ở khía cạnh sinh học, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra hormone giới tính. Testosterone thấy ở nam giới, do tinh hoàn tiết ra, được gọi là hormone nam, làm phát triển cơ bắp, tăng sức dẻo dai, phát triển râu tóc... Estrogen thấy ở phụ nữ, do buồng trứng tiết ra, gọi là hormone nữ, để giữ nước làm cơ thể mềm mại, phát triển các đặc điểm nữ giới, chuẩn bị cho việc làm mẹ sau này.

Việc xác định giới tính tưởng chừng đơn giản. Ai có hormone testosterone là đàn ông, ai có estrogen là đàn bà, nhưng hóa ra không hẳn. Trong cơ thể người nữ có một lượng nhỏ testosterone do tuyến thượng thận tiết ra. Trong cơ thể người nam cũng có một lượng nhỏ estrogen, do tinh hoàn và tế bào mỡ tiết ra. Khi lượng nhỏ hormone này tăng cao, ta sẽ thấy có hiện tượng nữ bị nam hóa và nam bị nữ hóa.

Vậy thì hormone giới tính chưa phải là căn cứ duy nhất để xác định giới tính một người. Nghiên cứu ở mức độ phân tử, các nhà khoa học khám phá ra nhiễm sắc thể xác định giới tính. Ở mỗi người có 22 đôi nhiễm sắc thể thường và một đôi nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Nữ giới thì đôi nhiễm sắc thể giới tính là XX, nam giới là XY

Trong quá trình thụ thai, trứng của người mẹ luôn mang nhiễm sắc thể X, còn tinh trùng của người cha có hai loại X và Y. Như vậy khi kết hợp với trứng sẽ có một trong hai loại hợp tử được hình thành XX hay XY, mà sau đó sẽ phát triển thành trẻ gái hay trai.

Tuy nhiên không phải cứ có dạng XX thì sẽ là trẻ gái và XY thì sẽ thành bé trai, mà còn tùy thuộc vào quá trình phát triển của phôi thai. Trong bảy tuần đầu, phôi thai không có sự khác biệt về giới tính. Sau đó dưới tác dụng của các gen biệt hóa, tinh hoàn được sinh ra đầu tiên. Tinh hoàn sinh ra testosterone là biến đổi ống sinh dục nguyên thủy thành cơ quan sinh dục nam. Còn nếu không có tác động này thì ống sinh dục nguyên thủy sẽ phát triển thành cơ quan sinh dục nữ.

Từ đây ta mới hiểu tại sao có người nhiễm sắc thể là XY nhưng khi sinh lại là nữ, vì trong giai đoạn phát triển rất sớm, các gen biệt hóa nam bị trục trặc, thiếu hormone nam nên ống sinh dục nguyên thủy không phát triển thành cơ quan sinh dục nam mà thành cơ quan sinh dục nữ. Tương tự, có người kiểu nhiễm sắc thể là XX đáng lẽ sẽ thành bé gái, nhưng trong quá trình phát triển, gen sinh ra nhiều hormone nam, biến ống sinh dục nguyên thủy thành giới tính là nam.

Ngoài ra còn rất nhiều rối loạn khác nữa ở cấp độ nhiễm sắc thể và cấp độ gen ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính. Vì thế, tại Hội nghị đồng thuận Chicago (tháng 11/2005), thuật ngữ "rối loạn phát triển giới tính" DSD (Disorders of Sex Development) đã được thống nhất sử dụng và loại bỏ các thuật ngữ trước đây như lưỡng giới giả, lưỡng giới, mơ hồ giới tính, chuyển đổi giới tính.

DSD là những tình trạng bẩm sinh mà trong đó sự phát triển của nhiễm sắc thể, tuyến sinh dục hoặc giải phẫu là không điển hình, tần suất có thể 1:1000 trong quần thể.

Xét đến cùng, định nghĩa thế nào là nam, thế nào là nữ không chỉ liên quan đến bản chất sinh học của mỗi cá nhân mà còn tương quan với môi trường văn hóa xã hội của cá nhân đó. Khoa học càng phát triển người ta càng có điều kiện nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo.

Một cá nhân có kiểu di truyền là XY nhưng sinh ra với cơ quan sinh dục nữ sẽ được nuôi dạy như một trẻ gái. Đứa trẻ lớn lên với niềm tin giới tính của mình là nữ, bất chấp sự vượt trội về testosterone trong cơ thể. Như vậy vấn đề đáng được cân nhắc ở đây, trong lĩnh vực thể thao, là chứng cứ về nhiễm sắc thể hay chứng cứ về ngoại hình và tâm lý xã hội mới là yếu tố quyết định?

Đây là lý do vì sao hai tổ chức thể thao lớn của thế giới đều kiên quyết giữ quan điểm của mình. Mỗi bên đều có cái nhìn nhân văn của riêng mình. Tương tự, với mỗi phe ủng hộ IOC hay IBA - tôi tin, bên nào cũng có lý riêng.

Thế giới đa dạng và phức tạp này không phải lúc nào cũng đen trắng rõ ràng, nên vẫn thường chấp nhận thực tế trong âm có dương, trong nam có nữ. Nhưng thể thao là lĩnh vực cần phân chia giới tính một cách rõ ràng và sòng phẳng. Vận động viên nữ không thể thi đấu ở các nội dung dành cho nam giới và ngược lại.

Vì thế, tôi thấy nên ủng hộ quyết định của Hiệp hội quyền Anh thế giới, để đảm bảo sự bình đẳng về thực lực trong thể thao.

Testosterone từ lâu đã được sử dụng làm doping do hormone này làm tăng cơ bắp, tăng sức mạnh và sức bền. Sử dụng testosterone và các chế phẩm tương tự bị cấm dùng trong thể thao. Tuy nhiên một số người do đột biến, có nồng độ chất này trong cơ thể cao hơn người khác, từ đó sẽ có thành tích thể thao cao hơn mà (có thể) không cần luyện tập nhiều. Điều này là không công bằng. Để cho công bằng, tôi thấy trong thi đấu thể thao, yếu tố giới tính không thể chỉ xem xét trên giấy tờ, mà còn cần lưu ý đến nồng độ testosterol trong cơ thể.

Một khi không đảm bảo được công bằng trong thể thao, kẻ thắng người thua đều sẽ bị tổn thương.
(https://vnexpress.net/cu-dam-trong-nu-co-nam-4777847.html)
Đọc bài báo sau và xác định yêu cầu sau:
1) Xác định luận đề
2) Xác định luận điểm

1 trả lời
Hỏi chi tiết
29
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
### 1) Xác định luận đề:
Luận đề của bài báo là sự phức tạp trong việc xác định giới tính trong thể thao và các mâu thuẫn giữa các tổ chức thể thao về việc công nhận giới tính của vận động viên, cụ thể là trường hợp võ sĩ Imane Khelif.

### 2) Xác định luận điểm:
- **Luận điểm 1:** Sự công nhận giới tính không chỉ dựa trên yếu tố sinh học mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như môi trường văn hóa, xã hội và những điều kiện sinh lý.
- **Luận điểm 2:** Các tổ chức thể thao như IOC và IBA có quan điểm trái ngược về vấn đề xác định giới tính của vận động viên, thể hiện sự chia rẽ trong dư luận.
- **Luận điểm 3:** Giới tính không đơn giản chỉ được xác định qua nhiễm sắc thể hay hormone mà còn có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của phôi thai và các yếu tố gen.
- **Luận điểm 4:** Trong thể thao, cần có sự phân chia giới tính rõ ràng và công bằng để đảm bảo tính cạnh tranh, do đó việc kiểm tra và xác định nồng độ testosterol trong cơ thể là một yếu tố quan trọng.
- **Luận điểm 5:** Bài báo khẳng định rằng sự không công bằng trong thể thao có thể dẫn đến tổn thương cho cả người thắng và người thua.
2
0
Khánh
06/08 12:49:01
+5đ tặng

Luận đề: Vấn đề chính được đưa ra trong bài báo là sự tranh luận về cách xác định giới tính của các vận động viên trong thể thao, đặc biệt là ảnh hưởng của yếu tố sinh học (như nồng độ hormone testosterone) và các yếu tố xã hội (như sự định nghĩa về giới tính trong cộng đồng thể thao).

Luận điểm:

  1. Về yếu tố sinh học và nhiễm sắc thể:

    • Luận điểm của bài báo là hormone testosterone và nhiễm sắc thể XY thường được xem là những chỉ số quan trọng để xác định giới tính nam.
    • Tuy nhiên, bài báo cũng đề cập đến những trường hợp phức tạp, khi có các biến đổi sinh học (như đột biến gen) dẫn đến các trường hợp ngoại lệ, ví dụ như trường hợp Imane Khelif có nhiễm sắc thể XY nhưng được xem là nữ theo quan điểm của IOC.
  2. Về yếu tố xã hội và quyền công bằng trong thể thao:

    • Luận điểm của bài báo là cần đảm bảo công bằng và sự minh bạch trong việc phân định giới tính trong thể thao.
    • Bài báo cho rằng việc chỉ dựa vào yếu tố sinh học như nồng độ hormone để quyết định có thể dẫn đến những kết quả không công bằng, và cần phải xem xét đến nhiều yếu tố hơn, bao gồm cả yếu tố xã hội và các quy định của các tổ chức thể thao quốc tế.

Kết luận: Bài báo là một ví dụ điển hình về sự phân cách giới tính trong thể thao và các vấn đề liên quan đến sự công bằng và minh bạch trong đánh giá giới tính của các vận động viên. Nó đặt ra câu hỏi về sự phức tạp của vấn đề này và tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn công bằng và khoa học trong thể thao.




 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo