Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập giàn ý chi tiết cho bài văn phân tích bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh

Lập giàn ý chi tiết cho bài văn phân tích bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh
2 trả lời
Hỏi chi tiết
31
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là giàn ý chi tiết cho bài văn phân tích bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh:

### I. Mở bài
1. Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh:
- Khái quát về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của Bác cho văn hóa, văn học.
- Nhấn mạnh Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo mà còn là một thi sĩ, nhà văn.
2. Giới thiệu tác phẩm “Cảnh khuya”:
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác.
- Đặc điểm nổi bật của bài thơ.

### II. Thân bài

#### A. Bối cảnh sáng tác
1. Nơi sáng tác: Trong rừng Việt Bắc.
2. Thời điểm sáng tác: Giữa những năm kháng chiến chống Pháp.
3. Tâm trạng của tác giả: Tâm tư bận lòng về vận mệnh đất nước.

#### B. Nội dung chính của bài thơ
1. **Khung cảnh thiên nhiên**
- Mô tả cảnh đêm thanh tĩnh: “Rừng khuya”, “Trăng sáng”.
- Hình ảnh trăng và rừng hòa quyện trong đêm.
- Cảm nhận sự tĩnh lặng và vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên.

2. **Tình cảm của tác giả**
- Tình yêu thiên nhiên: Bác cảm nhận sự kết nối sâu sắc với thiên nhiên.
- Tình đồng bào, trách nhiệm với đất nước: “Đêm khuya” làm Bác suy tư về vận mệnh dân tộc.
- Sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên, giữa lòng yêu nước và tâm hồn nghệ sĩ.

3. **Triết lý sống và tư tưởng của Hồ Chí Minh**
- Tư tưởng yêu nước, yêu thiên nhiên, và khát vọng hòa bình.
- Thể hiện con người có trách nhiệm với dân tộc và nhân loại.
- Vẻ đẹp của tâm hồn lớn lao, giản dị.

#### C. Nghệ thuật
1. **Ngôn ngữ và hình ảnh**
- Sử dụng hình ảnh thơ đẹp và gợi cảm.
- Ngôn từ giản dị, gần gũi nhưng giàu ý nghĩa.
2. **Thể thơ**
- Thể thơ tự do, linh hoạt, gần gũi với thơ ca dân gian.
- Sự hòa phối giữa âm điệu và ý nghĩa, thể hiện trạng thái tâm hồn của tác giả.

### III. Kết bài
1. Tóm tắt lại giá trị của bài thơ “Cảnh khuya”:
- Là một tác phẩm thể hiện tâm hồn thi sĩ và trái tim yêu nước của Hồ Chí Minh.
- Sự kết hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu Tổ quốc.
2. Ý nghĩa của bài thơ trong đời sống hiện đại:
- Khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc.
- Gợi mở cho thế hệ sau về tình yêu quê hương, đất nước và thiên nhiên.

Hy vọng giàn ý này sẽ giúp bạn viết bài phân tích bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh một cách rõ ràng và sâu sắc.
1
0
Ngân Nguyễn Thị
07/08 22:49:50
+5đ tặng

a. Mở bài:

- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ.

- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc.

- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.

b. Thân bài:

- Câu 1 và 2:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

+ Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.

+ Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.

+ Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,…

+ Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.

- Câu 3 và câu 4:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

+ Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ “Cảnh khuya như vẽ”.

+ Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.

+ Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác.

c. Kết bài:

- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).

- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
dieu thu
08/08 11:56:19
+4đ tặng

1.1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ “Cảnh khuya”.

1.2. Thân bài

a. Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng thông qua những nét vẽ về khung cảnh của đêm trăng núi rừng Việt Bắc.

- Vẻ đẹp của bức tranh cảnh khuya được gợi lên từ thanh âm: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, gợi lên vẻ đẹp thanh tĩnh, gần gũi và ấm áp với tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, len lỏi trong từng hơi thở của núi rừng.

+ Hình ảnh so sánh tiếng suối với tiếng hát vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa đánh dấu sự cách tân mới mẻ trong thơ của Bác.

- Bức tranh đêm trăng hiện lên giàu chất tạo hình trong những nét vẽ: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”:

+ Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sáng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng.

+ Từ "lồng" được nhắc đi nhắc lại 2 lần trong câu thơ, nhấn mạnh vẻ đẹp của vầng trăng.

+ Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.

=> Câu thơ gợi vẻ đẹp quyện hòa, đan cài của thiên nhiên.

b. Hình ảnh con người với tâm hồn thi sĩ

- Hình ảnh đó gợi lên từ trạng thái “cảnh khuya như vẽ”, cho thấy cảnh đẹp thiên nhiên như bức tranh vẽ, khắc họa rõ nét cốt cách người nghệ sĩ, thể hiện sự rung động của tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của đêm trăng chốn núi rừng Việt Bắc.

+ Đứng trước vẻ đẹp nên thơ đó, khiến người xao xuyến không thể chợp mắt.

- Hình ảnh “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” gợi mở vẻ đẹp của phẩm chất người chiến sĩ:

+ Điệp từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần đã tô đậm hơn nữa tình yêu thiên nhiên quyện hòa cùng tình yêu đối với nhân dân, đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người chưa ngủ vì hai lí do, thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Thứ hai: chưa ngủ vì lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, lo cho độc lập tự do dân tộc, hạnh phúc ấm no của nhân dân. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước; ngược lại càng khơi dậy quyết tâm cứu nước cứu dân.

=> Tâm hồn thi sĩ hòa cùng tấm lòng người chiến sĩ, tạo nên nhân cách tuyệt đẹp mang tên Hồ Chí Minh.

- Nêu đánh giá về nội dung, giá trị của bài thơ “Cảnh khuya”

Bác đã sử dụng thành công nhiều từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh độc đáo. Vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn tứ cùng với đó là sự kết hợp tính truyền thống và hiện đại, cảm hứng lãng mạn và hiện thực.

1.3. Kết bài

Nêu cảm nhận về tác giả Hồ Chí Minh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo