Câu 1: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều:
A. Vận tốc luôn dương. B. Gia tốc luôn luôn âm
C. a luôn luôn trái dấu với v. D. a luôn luôn cùng dấu với v.
Câu 2: Véctơ gia tốc có tính chất nào kể sau?
A. Đặc trưng cho sự biến thiên của vận tốc.
B. Cùng chiều với nếu chuyển động nhanh dần.
C. Ngược chiều với nếu chuyển động chậm dần.
D. Các tính chất A, B, C.
Câu 3: Gia tốc là 1 đại lượng
A. Đại số, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động.
B. Đại số, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc.
C. Vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động.
D. Vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
Câu 4: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều tính chất nào sau đây là sai?
A. Gia tốc là một đại lượng không đổi. B. Vận tốc v là hàm số bậc nhất theo thời gian.
C. Tích số a.v không đổi. D. Phương trình chuyển động là hàm số bậc hai theo thời gian.
Câu 5: Biểu thức nào sau đây xác định quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều:
A. s = vt + at2/2 B. s = v0t + at2/2 C. s = v0 + at2/2 D. s = v0 + at/2
Câu 6: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A. Vận tốc tăng đến cực đại rồi giảm dần.
B. Vận tốc cuả vật tỷ lệ với bình phương thời gian.
C. Gia tốc tăng đều theo thời gian.
D. Vận tốc tăng đều theo thời gian.
Câu 7: Trong chuyển động biến đổi đều thì
A. Gia tốc là một đại lượng không đổi.
B. Gia tốc là đại lượng biến thiên theo thời gian.
C. Vận tốc là đại lượng không đổi.
D. Vận tốc là đại lượng biến thiên theo thời gian theo quy luật hàm bậc hai.
Câu 8: Chọn câu sai. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì:
A. Vận tốc có lúc tăng lên, có lúc giảm xuống.
B. Đường đi tỉ lệ với bình phương của thời gian.
C. Vận tốc tỉ lệ với thời gian.
D. Sự thay đổi vận tốc sau những khoảng thời gian như nhau là không đổi.
Câu 9: Một vật chuyển động nhanh dần đều thì:
A. Gia tốc a < 0. B. Gia tốc a > 0.
C. Tích số gia tốc và vận tốc a.v > 0. D. Tích số gia tốc và vận tốc a.v < 0.
Câu 10: Biểu thức nào sau đây dùng để xác định gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. a = (v - v0)/(t - t0). B. a = (v + v0)/(t + t0).
C. a = (v2 - v02)/(t - t0). D. a = (v2 + v02)/(t - t0).
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khái niệm gia tốc?
A. Gia tốc là một đại lượng vô hướng.
B. Gia tốc là một đại lượng vectơ.
C. Gia tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.
D. Gia tốc đo bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó.
Câu 12: Điều nào sau đây là phù hợp với chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Vận tốc biến thiên được những lượng bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
B. Vận tốc biến thiên theo thời gian theo quy luật hàm số bậc hai.
C. Gia tốc thay đổi theo thời gian.
D. Gia tốc là hàm số bậc nhất theo thời gian.
Câu 13: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều theo chiều dương. Hỏi chiều của gia tốc véctơ như thế nào?
A. hướng theo chiều dương B. ngược chiều dương
C. cùng chiều với D. không xác định được
Câu 14: Hãy chọn ra câu phát biểu đúng nhất:
A. Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho đô nhanh chậm của chuyển động.
B. Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi của chuyển động theo thời gian.
C. Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc theo thời gian.
D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 15: Câu phát biểu nào sau đây không chính xác. Trong chuyển động
A. thẳng biến đổi đều gia tốc không đổi theo thới gian.
B. chậm dần đều gia tốc có giá trị âm.
C. chậm dần đều vectơ gia tốc ngược chiều chuyển động.
D. nhanh dần đều vectơ gia tốc cùng chiều chuyển động.
Câu 16: Câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì:
A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
C. Gia tốc là đại lượng không đổi.
D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc 2 của thời gian.
Câu 17: Chuyển động thẳng chậm dần đều nhất thiết phải có:
A. Gia tốc có giá trị âm. B. Gia tốc có giá trị dương.
C. Vận tốc đầu khác không D. Quỹ đạo phải lớn hơn nhiều lần kích thước của vật.
Câu 18: Phương trình nào sau đây là phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều:
A. s = x0 + v0t + at2/2 B. x = x0 + v0t2 + at2/2
C. x = x0 + at2/2 D. x = x0 + v0t + at2/2
Câu 19: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban dầu v0, gia tốc a, toạ độ ban đầu x0 và thời điểm ban đầu t0. Phương trình chuyển động của vật có dạng:
A. x = x0 + v0(t - t0) + a(t - t0)2/2 B. x = x0 + v0t0 + at2/2
C. x = x0 + v0t0 + a(t - t0)2/2 D. x = x0 + v0(t + t0) + a(t + t0)2/2
Câu 20: Trong chuyển động thẳng đều thì gia tốc:
A. ngược dấu v0. B. a > 0 C. a = 0 D. a < 0
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |