Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ sau

Giúp mình làm bài văn này với ạ.Gấp
 
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Buổi g: phát triển năng lực cảm thụ văn bản
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về câu thơ sau " học Lễ trước, Học văn sau"
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
33
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Để trình bày suy nghĩ về hai câu thơ "hiu hiu thổi gió" và "hơi ấm rờ rạc", trước hết ta có thể cảm nhận được một bầu không khí yên bình và sâu lắng của thiên nhiên.

Câu thơ đầu tiên, "hiu hiu thổi gió", gợi ra một hình ảnh sinh động về gió – thứ không chỉ mang đến sự mát mẻ mà còn tạo ra cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho tâm hồn. Gió thường làm ta nghĩ đến những điều tự do, thoát khỏi gò bó.

Câu thơ thứ hai, "hơi ấm rờ rạc", lại mang đến một cảm xúc gần gũi và ấm áp. Hơi ấm ở đây có thể biểu thị cho sự quan tâm, chăm sóc của con người giữa cuộc sống hối hả. Nó tạo ra một cảm giác an lành và yêu thương, giúp ta cảm thấy được che chở.

Tóm lại, hai câu thơ này không chỉ mô tả thiên nhiên mà còn gửi gắm những cảm xúc sâu sắc về cuộc sống. Chúng tạo nên sự giao thoa giữa thiên nhiên và con người, mang đến cho người đọc những suy tư về tình cảm và sự kết nối với thế giới xung quanh.
1
0
dieu thu
22/08/2024 08:41:36
+5đ tặng

Con người trước khi muốn khai phá kho tri thức, cần phải học hỏi lễ nghĩa mới có thể trở thành một người có ích, như người xưa từng nói: “Tiên học lễ hậu học văn”.

Nghĩa đen của câu tục ngữ này muốn nói rằng việc đầu tiên cần phải học lễ nghĩa và sau đó mới học văn hóa. Nhưng ý nghĩa sâu xa và hàm ẩn trong đó chính là lời dạy dỗ đầy sâu sắc. Con người trước tiên cần phải học đạo đức, học lễ nghi để làm một người tốt. Sau đó mới học văn hóa, học những trí thức của nhân loại để làm người có ích.

Bác Hồ đã từng nói “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng chẳng nên”. Vì vậy trong quá trình học tập và rèn luyện, con người không nên nới lỏng bất cứ một việc nào. Rèn luyện đạo đức phải đi đôi với việc học tập văn hóa.

Từ khi biết nhận thức đến khi trở thành một người công dân thực thụ của đất nước, chúng ta cần rèn luyện, luôn có quá trình đánh giá, tự nhận diện về bản thân và xem xét những yếu tố quan trọng nhất giúp mình trở thành một con người toàn diện hơn. Ngoài việc chú trọng học tập chúng ta cũng không nới lỏng việc rèn luyện đạo đức. Cần ý thức rằng có nhân cách tốt, chúng ta mới thực sự trở thành một con người của xã hội hiện đại này. Một xã hội càng hiện đại sẽ cần có những lễ nghi ứng xử cho phù hợp.

Câu tục ngữ trên rất đúng đắn ở mọi thời đại nó là kim chỉ nam để mọi người học tập và noi theo. Không chỉ đúng ở lứa tuổi học sinh mà nó còn đúng với rất nhiều những đối tượng và thành phần khác trong xã hội này. Chính vì vậy, mỗi người hãy coi câu tục ngữ này là nền tảng, là những bí kíp quý báu để học tập và làm theo. Đó là những điều đã được ông cha ta để lại. Cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách và cả những cám dỗ vì vậy nếu chúng ta biết điều chỉnh và hành động đúng đắn chúng ta sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội này.

Có rất nhiều những tấm gương sáng về quá trình rèn luyện đạo đức và học tập văn hóa, nổi bật lên đó là vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam - chủ Tịch Hồ Chí Minh. Người đã rèn luyện đạo đức cá nhân để có thể trở thành một vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam. Khi rèn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng người luôn đề cao tinh thần rèn luyện đạo đức cách mạng, ngoài rèn luyện về tri thức. Bác Hồ luôn luôn coi trọng về đạo đức, người nói “muốn làm một đảng viên tốt trước hết phải là những người có đạo đức tốt”, câu đó quả thật rất đúng đắn chúng ta cần phải rèn luyện bản thân và tu dưỡng đạo đức tốt đẹp trước khi trở thành những người tri thức của thời đại.

Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, ngoài việc học tập chúng ta cũng cần phải rèn luyện bản thân, luôn luôn có thái độ phê phán với những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức bởi đó là những thành phần làm kiềm chế sự phát triển của xã hội.

Câu tục ngữ trên đã để lại rất nhiều bài học quý báu cho mỗi chúng ta. Mỗi người cần học tập và phát huy những giá trị to lớn mà câu tục ngữ đó đã để lại, để trở thành người toàn diện chúng ta không ngừng rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội hiện đại này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh
22/08/2024 12:01:11
+4đ tặng

Từ ngàn đời nay, dân tộc Việt Nam ta luôn được biết đến với truyền thống đề cao đạo đức, lễ nghi để trở thành những người có văn hóa, đạo đức. Trải qua thời gian, lời nhắc nhở về nếp sống ấy đã được ông cha ta gửi gắm cho thế hệ sau vào trong những câu tục ngữ, thành ngữ. Và câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn" là một trong số đó. Tìm hiểu về câu tục ngữ sẽ mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống.

Có thể thấy, câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn" là câu tục ngữ gần gũi, quen thuộc với tất cả mỗi người, Vậy nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào? Trước hết, "lễ" chính là lễ nghĩa, là phép tắc, thể hiện ở cách ứng xử có văn hóa, có đạo đức, biết trước biết sau, biết kính trên, nhường dưới của con người. Còn "văn" chính là văn hóa, văn chương hay nói rộng ra nó chính là vốn sống, vốn hiểu biết, kĩ năng của con người, giúp mỗi người có thể tham gia các kì thi và đỗ đạt. Từ cách hiểu đó có thể thấy, câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn" muốn khuyên mỗi người việc trước tiên cần phải học đó chính là lễ nghi, là những chuẩn mực đạo đức rồi sau đó mới học văn hóa, mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết, vốn sống của mình.

Câu tục ngữ đã nêu ra một bài học đúng đắn, có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với mỗi người. Trong cuộc sống, lễ nghi, đạo đức luôn có vai trò quan trọng hàng đầu, là yếu tố đầu tiên mà mỗi người được dạy dỗ, được học tập trước khi tiếp thu những kiến thức sách vở. Có thể dễ dàng nhận thấy, trước khi cắp sách đến trường học chữ với những phép toán, những bài văn để mở rộng vốn kiến thức hiểu biết chúng ta đã được học lễ nghi, phép tắc. Những lễ nghi, phép tắc ấy chính là lễ nghi với ông bà, với cha mẹ, với những người xung quanh. Nó được biểu hiện ra như khi gặp người lớn tuổi thì phải chào, nói chuyện với người hơn tuổi thì phải thưa,....

Đạo đức, lễ nghĩa, cách ứng xử là bài học trước tiên mà mỗi người phải học, phải rèn luyện bởi chúng là những yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu trong cuộc sống. Đạo đức, lễ nghi là một trong số những yếu tố quyết định đến thái độ học tập và kết quả của mỗi con người bởi lẽ những người có đạo đức, lễ nghi sẽ biết suy nghĩ trước khi hành động. Cùng với đó, những người có đạo đức, lễ nghi sẽ biết cách sử dụng kiến thức của mình vào những mục đích tốt đẹp, phù hợp, không đi ngược lại những chuẩn mực văn hóa, đạo đức của truyền thống dân tộc. Chính bởi lẽ đó những việc làm của họ sẽ mang đến hiệu quả cao hơn và họ luôn nhận được sự yêu mến, kính trọng của những người xung quanh. Song, nếu chúng ta chỉ chăm chú vào học kiến thức, trở thành những con người tài giỏi nhưng lại thiếu đi đạo đức, không biết cách ứng xử phù hợp với những người xung quanh thì tất yếu sẽ không nhận được sự yêu mến của người khác, đồng thời nó cũng sẽ biến ta thành con người thủ đoạn, bởi như Bác Hồ từng nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng".

Như vậy, câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta bài học có giá trị sâu sắc và to lớn trong mọi thời đại. Mỗi người cần biết những quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội trước khi học văn hóa, mở rộng kiến thức. Tuy nhiên, không nên chỉ chăm chú vào một vấn đề mà quên đi những yếu tố khác. Phải vừa cố gắng rèn luyện đạo đức vừa không ngừng học hỏi để có thể mở mang tri thức, vốn hiểu biết của bản thân mình. Trong cuộc sống ngày nay, có nhiều người chỉ chăm chú vào học tập để đạt được điểm cao mà quên đi rèn luyện đạo đức, cách ứng xử, luôn nói tục, chửi bậy. Thật đáng lên án, chê trách trước những con người có hành động như thế. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần phải có ý thức tự giác, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức, cách ứng xử với việc học tập, mở mang kiến thức để trở thành người toàn diện, có ích cho gia đình, xã hội.

Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta những bài học có giá trị to lớn, ý nghĩa đối với mỗi người trong mọi thời đại. Vì vậy, chúng ta phải không ngừng cố gắng rèn luyện đạo đức và học tập để trở thành người có ích.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×