Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là "Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chi lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tỉnh Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chặm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận... Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […] - Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì: Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chú. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phi đi! Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói: Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm. (Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51) Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra số từ trong câu “Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được” và đặt một câu khác với số từ đó. Câu 3. Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xétLộc là người như thế nào? Câu 4. Xác định và nêu chức năng của thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Sau giờ học ở trường tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng lắm. Câu 5. Thông tin Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp giúp em hiểu gì về Lộc? Câu 6. Nhân vật tôi và Lộc đã có một tình bạn đẹp. Theo em, cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? Viết câu trả lời trong một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu).
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.
Ngôi kể thứ nhất: Người kể xưng "tôi" và kể lại câu chuyện từ góc nhìn của mình. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua các đại từ nhân xưng như "tôi", "tớ", "mình" và các động từ được chia theo ngôi thứ nhất.
Câu 2: Chỉ ra số từ trong câu “Và lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được" và đặt một câu khác với số từ đó.
Số từ: "vài"
Câu khác: Tôi đã gặp anh ấy vài lần ở thư viện.
Câu 3: Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xét Lộc là người như thế nào?
Mẹ của nhân vật "tôi" nhận xét Lộc là một người:
Chăm chỉ: Lộc học giỏi, chăm làm.
Ngoan ngoãn: Lộc nền nếp, cẩn thận.
Khiêm tốn: Lộc không khoe khoang dù học giỏi.
Câu 4: Xác định và nêu chức năng của thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm.
Thành phần trạng ngữ: Sau giờ học ở trường
Chức năng: Chỉ thời gian diễn ra hành động "tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm".
Câu 5: Thông tin Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp giúp em hiểu gì về Lộc?
Thông tin này cho thấy Lộc là một người:
Cẩn thận: Lộc rất giữ gìn đồ dùng của mình.
Khiêm tốn: Lộc không phô trương dù có đồ mới.
Biết quý trọng đồ đạc: Lộc trân trọng những gì mình có.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Câu 1: Ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích là ngôi thứ nhất.
Câu 2:
Số từ trong câu “Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được” là "vài."
Đặt câu với số từ đó: "Mình đã đọc quyển sách này vài lần rồi."
Câu 3: Mẹ của nhân vật "tôi" nhận xét Lộc là người học giỏi, chăm, ngoan, nền nếp, cẩn thận.
Câu 4:
Thành phần trạng ngữ trong câu "Sau giờ học ở trường tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm" là "Sau giờ học ở trường."
Chức năng: Trạng ngữ này chỉ thời gian, giúp xác định thời điểm diễn ra hành động của nhân vật "tôi."
Câu 5: Thông tin Lộc có cái cặp sách đã cũ mà quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp cho thấy Lộc là người cẩn thận, trân trọng những đồ vật của mình, và có thái độ tiết kiệm.
Câu 6: Để xây dựng một tình bạn đẹp, cần sự chân thành, biết quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là trong những lúc khó khăn. Ngoài ra, tôn trọng và thấu hiểu nhau cũng là yếu tố quan trọng để duy trì mối quan hệ bền vững. Tình bạn đẹp không chỉ dựa trên những lời nói mà còn ở những hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.