Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Anh/ chị hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích đánh giá về nghệ thuật tự sự của nhà văn Nguyễn Quang Sáng trong tác phẩm truyện “Bài học tuổi thơ”

Anh/ chị hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích đánh giá về nghệ thuật tự sự của nhà văn Nguyễn Quang Sáng trong tác phẩm truyện “Bài học tuổi thơ”.


 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
262
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, nổi bật với những tác phẩm chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc và nghệ thuật tự sự đặc sắc. Trong truyện ngắn “Bài học tuổi thơ”, ông đã khéo léo kết hợp giữa nghệ thuật tự sự và những bài học quý giá của cuộc sống, tạo nên một tác phẩm vừa hấp dẫn vừa mang tính giáo dục cao.

Truyện “Bài học tuổi thơ” mở đầu bằng hình ảnh một cậu bé, với tâm hồn nhạy cảm và nhiều hoài bão. Tác giả đã sử dụng một giọng điệu trong trẻo, nhẹ nhàng để diễn tả tâm tư của nhân vật. Qua từng câu chuyện, Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo lồng ghép những kỷ niệm tuổi thơ, từ những phút giây hồn nhiên, vui vẻ đến những trải nghiệm đau thương, khó khăn. Điều này không chỉ giúp cho nhân vật chính phát triển mà còn tác động đến người đọc, khiến họ cảm nhận được dòng chảy của thời gian và giá trị của những bài học trải nghiệm.

Một trong những điểm nổi bật trong nghệ thuật tự sự của Nguyễn Quang Sáng là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhân vật chính không chỉ là một cậu bé bình thường mà còn là đại diện cho cả một thế hệ thanh niên Việt Nam với những khát vọng và ước mơ. Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện sự dũng cảm, ý chí vượt lên hoàn cảnh, đồng thời cũng phản ánh sự trong sáng, lương thiện của tuổi thơ. Những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật được miêu tả một cách chân thực, tạo được sự đồng cảm nơi người đọc.

Ngoài ra, cách kể chuyện linh hoạt cũng là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Nguyễn Quang Sáng thường sử dụng lối kể chuyện theo mô hình hồi tưởng, nơi nhân vật chính nhìn lại quá khứ với sự nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống. Chính điều này không chỉ làm nổi bật tính tự sự mà còn thể hiện sự trưởng thành trong tư duy của nhân vật. Qua những bài học đau thương nhưng ý nghĩa từ cha mẹ, bạn bè và cuộc sống xung quanh, nhân vật dần dần nhận ra giá trị của tình yêu thương và sự sẻ chia, điều mà không phải ai cũng có thể nhận ra trong cuộc sống hối hả.

Ngôn ngữ trong tác phẩm cũng là một yếu tố quan trọng không thể không nhắc tới. Nguyễn Quang Sáng sử dụng ngôn từ giản dị, dễ hiểu nhưng mang tính biểu cảm cao. Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn khiến người đọc dễ dàng cảm nhận được những ý nghĩa sâu sắc mà tác giả muốn truyền tải.

Tóm lại, tác phẩm “Bài học tuổi thơ” của Nguyễn Quang Sáng không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tuổi thơ mà còn chứa đựng nhiều bài học quý giá về cuộc sống. Với nghệ thuật tự sự tinh tế, ông đã truyền tải thành công những thông điệp sâu sắc về tình bạn, tình yêu thương và sự trưởng thành. Qua đó, tác phẩm không chỉ chạm đến trái tim người đọc mà còn góp phần làm phong phú thêm nền văn học Việt Nam hiện đại.
1
0
__TVinhh__
26/08 15:09:27
+5đ tặng
Là một trong những nhà văn nổi bật của nền văn học hiện đại Việt Nam - Nguyễn Quang Sáng đã trở thành một nhà văn quen thuộc đối với độc giả cả nước. Những tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như “Nhật kí người ở lại”, “Chiếc lược ngà”,… Trong đó truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là tác phẩm đã được đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh. Nhưng có một truyện ngắn tuy không có những tình tiết cao trào ấy vậy mà lại khiến độc giả vô cùng ấn tượng, đó là truyện ngắn “Bài học tuổi thơ”.

Sinh ra và lớn lên ở miền Nam, có lẽ vì vậy mà các tác phẩm của ông thường chủ yếu hướng đến con người cũng như cuộc sống ở miền Nam Tổ quốc. Những sáng tác của ông thường lấy đề tài chính là con người và thiên nhiên. Ngôn ngữ đời thường, bình dị kết hợp với sự đặc sắc trong miêu tả đã biến những tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng trở thành một khúc ca tuyệt đẹp. Nhẹ nhàng, sâu lắng là vậy nhưng những tác phẩm của ông thường mang tính giáo dục, triết lý cao, khiến cho độc giả sau khi đọc xong đều có những bài học, suy nghĩ riêng cho bản thân mình.

Truyện ngắn “Bài học tuổi thơ” là câu truyện kể về một bài văn bị điểm 0 của cậu học trò lớp 6. Đề văn là “Tả ba em làm việc vào ban đêm” nhưng cậu bé lại nộp giấy trắng cho cô giáo, chỉ tới khi cô giáo hỏi cậu rằng vì sao cậu không làm bài thì mọi người mới lặng người đi khi biết rằng cha của cậu đã hi sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đó không chỉ là một bài văn bị điểm 0, đó còn là bài học về sự trung thực, dũng cảm đối mặt với sự thật cho dù biết rằng kết quả có thể xấu tới thế nào đi chăng nữa. Chia sẻ về truyện ngắn “Bài học tuổi thơ”, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng - con trai nhà văn Nguyễn Quang Sáng từng nói: "Tôi nghĩ ba tôi đã trao cho tôi bài học tuổi thơ, đó là tôn trọng sự thật và lòng tôn trọng bản thân và những người khác".

Cậu bé trong câu truyện đã chấp nhận rằng mình có thể sẽ bị mắng, bị trách tội cũng như bị điểm kém vì đã không hoàn thành bài tập được cô giáo giao. Thế nhưng, cậu đã dũng cảm thừa nhận những điều ấy vì cậu không muốn sống là một người giả dối. Khi có người bạn hỏi rằng “Vì sao mày không tả bố đứa khác”, cậu chỉ im lặng mà không trả lời. Có lẽ, cậu chưa từng được nhìn thấy bố, chưa được biết hình ảnh của bố mình trông sẽ ra sao khi làm việc buổi đêm, nhưng cậu tự hào vì bố mình, cậu tự hào khi bố mình đã không tiếc hi sinh mạng sống, hạnh phúc của bản thân để dành lại sự hạnh phúc cho những gia đình khác. Cậu im lặng khi được hỏi cũng như đã trả lời rằng bố của mình chỉ duy nhất có một người, sẽ không có bất cứ ai có thể thay thế được vị trí của bố trong lòng cậu cả. Tác giả không chỉ đề cao sự trung thực của cậu bé, mà qua đó ông còn dành sự kính trọng cho những người lính đã đánh đổi xương máu của mình để dành lại độc lập, tự do hôm nay cho đất nước.

Tình tiết truyện tuy không có sự cao trào đến nghẹt thở, nhưng lại tạo nên một chi tiết đẹp đối với câu truyện. Cảm xúc của người đọc như được đẩy lên cao khi cậu học trò bị cô giáo gọi lên khiển trách và hẫng lại một nhịp khi nghe được câu trả lời của cậu bé: “Thưa cô, con không có ba”. Nghệ thuật ngôn từ cũng là một phần quang trọng giúp tác phẩm trở nên thành công. Ngôn ngữ tự sự kể như đang cùng độc giả trò chuyện, với những câu chuyện đời thường từ ấy mới lại càng khiến độc giả cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa câu truyện. Như là một lời tâm tình, thủ thỉ nhưng cũng chính là triết lý về cuộc sống, về cách sống của con người với con người. Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã đưa những triết lý, những bài học cuộc sống đến gần hơn với người đọc. Không phải là những bài rao giảng khô khan, hay những lời kêu gọi hào hùng, ông đã đưa những bài học đó tới với độc giả bằng cách tự nhiên nhất, nhẹ nhàng nhất.

Truyện ngắn “Bài học tuổi thơ” là một truyện ngắn có câu truyện thật sâu sắc. Tác phẩm sẽ là một ánh sao sáng trong sự nghiệp viết lách của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cũng như đối với bạn đọc cả nước.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư