Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dáng điệu còn hổ trong bốn bức tranh như thế nào? (Nhớ rừng)

1. Dáng điệu còn hô trong bốn bức tranh như thế nào?
2. Giấc mộng mộng ngàn của con hổ huong về một không gian như thế nào?
3. Tác giả mượn loi còn hô để gửi gắm tâm sự gì của minh cung như người mât nuon thoi bấy giờ?
4 trả lời
Hỏi chi tiết
269
2
0
mỹ hoa
07/01/2019 20:30:13
1/Bốn bức là bốn nỗi hoài niệm đầy tiếc nuối, uất hận. Đồng thời, là bốn câu hỏi mà giọng điệu càng lúc càng dữ dằn.
Mỗi bức một khung cảnh, một gam màu, một dáng điệu của vị “chúa tể cả muôn loài”.
Bức thứ nhất thật thi vị :
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Gam màu vàng lóng lánh của ánh trăng in trên suối vắng. Đối với con hổ giờ đang bị giam cầm trong cũi sắt, đó không chỉ là những kỷ niệm lấp lóa trăng vàng, mà thực sự là những “đêm vàng” - những kỷ niệm được đúc bằng vàng ròng - không bao giờ còn có lại. Chúa sơn lâm hiện ra như nhà thi sĩ của chốn lâm tuyền, với cử chỉ uống ánh trăng tan đầy thơ mộng.
Bức thứ hai, chúa sơn lâm hiện ra như một minh đế trước giang sơn của mình :
Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đêm trăng đã nhường chỗ cho chiều mưa. Gam vàng đã chuyển qua gam xám bạc điểm ánh tươi xanh. Đấng vương chủ của chốn rừng già đang phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh vương quốc đương thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình. Trang nghiêm, ưu tư, và đầy kiêu hãnh.
Bức thứ ba, chiều mưa đã chuyển sang rạng đông, nền tranh đã rạng rỡ cái gam màu thắm nắng bình minh. Chúa sơn lâm hiện trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễm nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên mà thụ hưởng cái lạc thú cung - đình - rừng - xanh của mình:
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đọc câu thơ ta có thể hình dung: cây xanh nắng gội là màn trướng, còn chim chóc như những bầy cung nữ đang hân hoan ca múa quanh giấc nồng của hổ vương .
Bộ tứ bình khép lại bằng bức cuối cùng, cũng là bức ấn tượng hơn cả :
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Giọng điệu không còn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với quá khứ mà cũng là đối với hiện tại. Tương ứng với giọng điệu, chúa sơn lâm hiện ra cũng với một tư thế hoàn toàn khác: tư thế kiêu hùng của một bạo chúa. Nền cảnh thuộc gam màu máu. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ! Qua cảm nhận của chúa sơn lâm, ánh mặt trời lúc hoàng hôn đỏ rực giống hệt sắc máu lênh l&aacu 2000 te;ng. Trong chốn thảo hoa không tên tuổi ấy dường như chỉ có mặt trời là đối thủ duy nhất và xứng đáng phô bày quyền uy sánh cùng với hổ. Nhưng mảnh mặt trời kia cũng đang hấp hối trong tư thế gục ngã, lênh láng máu. Dưới con mắt mắt ngạo mạn và khing bỉ của con mãnh thú, ngôi vị cao cả của mặt trời cũng không là gì, mặt trời kia củng chỉ là những mảnh vụn tầm thường. Quyền uy của chúa sơn lâm như càng bao trùm cả vũ trụ mà mặt trời cũng phải dần lùi bước. Đến câu “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”, bức tứ bình cuối cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái bóng của nó dường như đã trùm kín cả vũ trụ. Hình ảnh con hổ vờn bóng, như dẫm nát mặt trời là hình ảnh đẹp đẽ và dữ dội nhất diễn tả đỉnh điểm của quyền lực kẻ thống trị vũ trụ.
Ghê gớm thật! Ngay đến mặt trời cũng trở nên tầm thường, thì xem ra sự phi thường đã tới vô biên rồi vậy! Sự hồi tưởng đã xong: thời oanh liệt của cái tôi - hùm thiêng đạt cực điểm !
Một thi sĩ rình trăng chốn lâm tuyền. Một vương chủ say ngắm giang sơn. Một lãnh chúa rừng xanh giữa bầy ca điểu. Một bạo chúa ngạo mạn với mặt trời. Bốn kỷ niệm kiêu hùng, bốn khoảnh khắc hoành tráng!
Bộ tứ bình hoàn tất!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
mỹ hoa
07/01/2019 20:33:22
3/+ Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ một cách kín đáo, sâu sắc nỗi chán ghét thực tại và khao khát tự do mãnh liệt.
+ Tạo cho bài thơ có nhiều lớp nghĩa, tạo tính khách quan của cảm xúc.
+ Giai đoạn 1930 -1945 nước ta đang ở trong vòng nô lệ của thực dân Pháp, đây là bài thơ được đăng lên báo chác chắn bị bọn thực dân kiểm duyệt vì vậy tác giả phải mượn hình tượng con hố để nói tâm sự yêu nước thầm kín của mình để không bị bọn chúng bắt bẻ.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
08/01/2019 08:51:51
1. Tứ bình là một lối tạo hình quen thuộc từ cổ điển. Người xưa thường khái quát một hiện thực toàn vẹn nào đó vào bộ tranh gồm bốn bức. Cho nên tự thân tứ bình là một cấu trúc, một chỉnh thể, một thế giới. Thời gian thì Xuân Hạ Thu Đông, thảo mộc thì Tùng Trúc Cúc Mai, nghề nghiệp thì Ngư Tiều Canh Mục, nghệ thú thì Cầm Kỳ Thi Họa.v.v... Nảy sinh từ hội họa, về sau tứ bình xâm nhập vào nhiều nghệ thuật khác. Người đọc thơ có thể thấy ở Chinh phụ ngâm, những đoạn như nỗi nhớ chồng của nàng chinh phụ diễn ra trọn vẹn khi “trông bốn bề”, mỗi bề là một phía, một cung bậc, một nông nỗi của nhung nhớ. Tâm trạng buồn nản, hãi hùng của Thuý Kiều trước lầu Ngưng Bích cũng diễn thành tứ bình với điệp khúc “ buồn trông”... Vậy, dùng tứ bình thì chưa phải là gì thật đáng nói. Đáng nói là: cả bốn bức tứ bình ở đây đều là những chân dung tự họa khác nhau của cùng một con hổ. Nó đã khái quát trọn vẹn về cái “thời oanh liệt” của chúa sơn lâm.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn
2000 ; Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?

Đọc đoạn thơ ta dễ thấy đây là đoạn tuyệt bút của “ Nhớ rừng” mà tiêu biểu nhất là lối tạo hình bằng thơ. Bốn bức là bốn nỗi hoài niệm đầy tiếc nuối, uất hận. Đồng thời, là bốn câu hỏi mà giọng điệu càng lúc càng dữ dằn.
Mỗi bức một khung cảnh, một gam màu, một dáng điệu của vị “chúa tể cả muôn loài”.
Bức thứ nhất thật thi vị :
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Gam màu vàng lóng lánh của ánh trăng in trên suối vắng. Đối với con hổ giờ đang bị giam cầm trong cũi sắt, đó không chỉ là những kỷ niệm lấp lóa trăng vàng, mà thực sự là những “đêm vàng” - những kỷ niệm được đúc bằng vàng ròng - không bao giờ còn có lại. Chúa sơn lâm hiện ra như nhà thi sĩ của chốn lâm tuyền, với cử chỉ uống ánh trăng tan đầy thơ mộng.
Bức thứ hai, chúa sơn lâm hiện ra như một minh đế trước giang sơn của mình :
Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đêm trăng đã nhường chỗ cho chiều mưa. Gam vàng đã chuyển qua gam xám bạc điểm ánh tươi xanh. Đấng vương chủ của chốn rừng già đang phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh vương quốc đương thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình. Trang nghiêm, ưu tư, và đầy kiêu hãnh.
Bức thứ ba, chiều mưa đã chuyển sang rạng đông, nền tranh đã rạng rỡ cái gam màu thắm nắng bình minh. Chúa sơn lâm hiện trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễm nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên mà thụ hưởng cái lạc thú cung - đình - rừng - xanh của mình:
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đọc câu thơ ta có thể hình dung: cây xanh nắng gội là màn trướng, còn chim chóc như những bầy cung nữ đang hân hoan ca múa quanh giấc nồng của hổ vương .
Bộ tứ bình khép lại bằng bức cuối cùng, cũng là bức ấn tượng hơn cả :
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Giọng điệu không còn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với quá khứ mà cũng là đối với hiện tại. Tương ứng với giọng điệu, chúa sơn lâm hiện ra cũng với một tư thế hoàn toàn khác: tư thế kiêu hùng của một bạo chúa. Nền cảnh thuộc gam màu máu. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ! Qua cảm nhận của chúa sơn lâm, ánh mặt trời lúc hoàng hôn đỏ rực giống hệt sắc máu lênh l&aacu 2000 te;ng. Trong chốn thảo hoa không tên tuổi ấy dường như chỉ có mặt trời là đối thủ duy nhất và xứng đáng phô bày quyền uy sánh cùng với hổ. Nhưng mảnh mặt trời kia cũng đang hấp hối trong tư thế gục ngã, lênh láng máu. Dưới con mắt mắt ngạo mạn và khing bỉ của con mãnh thú, ngôi vị cao cả của mặt trời cũng không là gì, mặt trời kia củng chỉ là những mảnh vụn tầm thường. Quyền uy của chúa sơn lâm như càng bao trùm cả vũ trụ mà mặt trời cũng phải dần lùi bước. Đến câu “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”, bức tứ bình cuối cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái bóng của nó dường như đã trùm kín cả vũ trụ. Hình ảnh con hổ vờn bóng, như dẫm nát mặt trời là hình ảnh đẹp đẽ và dữ dội nhất diễn tả đỉnh điểm của quyền lực kẻ thống trị vũ trụ.
Ghê gớm thật! Ngay đến mặt trời cũng trở nên tầm thường, thì xem ra sự phi thường đã tới vô biên rồi vậy! Sự hồi tưởng đã xong: thời oanh liệt của cái tôi - hùm thiêng đạt cực điểm !
Một thi sĩ rình trăng chốn lâm tuyền. Một vương chủ say ngắm giang sơn. Một lãnh chúa rừng xanh giữa bầy ca điểu. Một bạo chúa ngạo mạn với mặt trời. Bốn kỷ niệm kiêu hùng, bốn khoảnh khắc hoành tráng!
Bộ tứ bình hoàn tất!
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
08/01/2019 08:57:58
3.
Nhớ rừng mượn lời con hổ bị giam cầm trong vườn thú để bộc lộ tâm sự của chính tác giả Thế Lữ. Toàn bài thơ xoay quanh tâm sự của con hổ. - Sự chán ghét thực tại tầm thường, giả dốì được thể hiện thông qua hình ảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt. Đó là cảnh tù túng (cũi sắt), nhàm tẻ (những cảnh không đời nào thay đổi), cảnh nhân tạo do bàn tay con người sửa sang (hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng) tầm thường, giả dối, học đòi bắt chước vẻ hoang vu của chốn núi rừng (dải nước đen giả suối, mô gò thấp kém, vừng lá hiền lành, không bí hiểm,..). - Niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt được thể hiện thông qua sự hồi tưởng của con hổ về núi rừng oai nghiêm (đối lập với cảnh rừng bách thú tầm thường. Núi rừng chứa đựng nhiều bí ẩn: hang tối, thảo hoa không tên không tuổi, rừng sâu bí mật,... những âm thanh dữ dội, man dại: gió gào ngàn, nguồn thét núi,... cảnh vật rực rỡ: những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bôn phương ngàn, những bình minh cây xanh nắng gội, những chiều lênh láng máu sau rừng với tiếng chim ca giấc ngủ... - Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên rất uy nghi, lẫm liệt ngự trị tối cao trong vương quốc của chính mình. Đại từ xưng hô T’a đầy quyền uy, kiêu hảnh tôn thêm tư thê vị chúa sơn lâm. Tác giả sử dụng nhiều động từ, tính từ mạnh để khắc họa sự hùng tráng của núi rừng và tư thế uy nghi của con hổ: tung hoành, hống hách, gào, hét, dữ dội, dõng dạc, cuộn, quắc,... - Tâm trạng con hố thế hiện bất hòa với thực tại tầm thường, bó buộc, giam hãm (gặm một khối căm hờn trong củi sắt, bị nhục nhàn tù hãm), khao khát vươn lên cái cao cả, tự do, phi thường không chấp nhận thực tại vô nghĩa (tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt). Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm sự của tác giả, là một cách khẳng định cái Tôi cá nhân của con người. Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dốĩ và tù túng dưới con mắt hổ chính là thực tại xã hội dưới con mắt của những tâm hồn lãng mạn. Thái độ căm ghét của con hổ đối với vườn bách thú chính là thái độ của con người đối với xã hội đương thời. Bài thơ đã chạm đến những gì nhạy bén nhất của một xã hội đang sông trong cảnh nô lệ, tù túng nhưng không nguôi nhớ về quá khứ vàng son với những chiến công hiển hách của cha ông. - Như vậy bài thơ chính là tâm sự yêu nước thám kín được gửi gắm qua hình tượng con hổ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k