Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến xã hội. Một trong những tác phẩm viết về số phận người phụ nữ là bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Mở đầu bài thơ nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh được làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân. Khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa, cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn trắng, của những chiếc bánh trôi diễn tả vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.
Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống Thân em vừa trắng lại vừa tròn nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận tương lai đầy mịt mờ tăm tối. Bảy nổi ba chìm với nước non. Về ý nghĩa tả thực ta có thể hiểu đây là quá trình luộc chín bánh hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chính là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng bởi nó gợi ra số phận cuộc đời đầy thăng trầm, biến động của người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Tác giả sử dụng một biện pháp đảo ngữ, nói lên người phụ nữ phải sống lệ thuộc. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì thì làm lấy chẳng dám làm trái. Khi lập gia đình thì phải cung phụng cho chồng, chồng mất phải nương nhờ vào con. Trên cuộc đời này làm gì có quan niệm vô lý đến như vậy. Biết bao giờ họ mới có cuộc sống riêng tư, tự lập cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những đạo lý như vậy.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Giọng thơ tự hào, quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững "tấm lòng son" tượng trưng cho phẩm chất son sắc, thủy chung, chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, với mọi người. Tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào, biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương. Cảm thương cho số phận người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước, một món ăn dân tộc. Bằng những thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Bài thơ cảm xúc đa nghĩa, giàu bản sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thương cảm và tự hào đối với số phận, thân phận của người phụ nữ Việt Nam. Nó có giá trị nhân văn sâu sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.