Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy phân tích thơ " Cảnh Khuya"

hãy phân tích thơ "Cảnh Khuya"
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
52
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Cảnh Khuya" của Hồ Chí Minh là một tác phẩm tiêu biểu thể hiện tình yêu thiên nhiên và tâm hồn nhạy cảm của Bác. Dưới đây là một số phân tích về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

### Nội dung

1. **Bức tranh thiên nhiên**:
- Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh của núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya, tạo nên một không gian tĩnh lặng, huyền ảo. Từ hình ảnh "trăng" và "núi" đến những chi tiết nhỏ như "cảnh khuya", tất cả đều gợi lên vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh của thiên nhiên.

2. **Tình yêu thiên nhiên**:
- Qua những hình ảnh mô tả thiên nhiên, ta thấy rõ tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của Bác. Những nét vẽ đẹp về trăng, núi, cây cối cho thấy tâm hồn yêu thích cái đẹp, sự hòa hợp với thiên nhiên của Hồ Chí Minh.

3. **Tâm trạng con người**:
- Đằng sau bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, ta cảm nhận được nỗi trăn trở, suy tư của người chiến sĩ cách mạng. Đêm khuya là thời gian tĩnh lặng cho những suy ngẫm về cuộc đời, vận mệnh dân tộc.

### Nghệ thuật

1. **Hình ảnh và biểu tượng**:
- Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ rất sống động, cụ thể và giàu cảm xúc. Vầng trăng tròn, núi rừng tạo nên bầu không khí huyền bí, mơ mộng.

2. **Ngôn ngữ giản dị nhưng tinh tế**:
- Ngôn ngữ thơ của Hồ Chí Minh rất giản dị, gần gũi, dễ hiểu nhưng vẫn mang giá trị nghệ thuật sâu sắc. Các từ ngữ đều được lựa chọn kỹ lưỡng để thể hiện cảm xúc của tác giả.

3. **Thể thơ tự do**:
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, không gò bó trong quy tắc nhất định, mang lại cảm giác tự nhiên như chính không gian thiên nhiên mà tác giả miêu tả.

### Kết luận

"Cảnh Khuya" không chỉ là một bức tranh thiên nhiên sống động, mà còn là tâm tư, tình cảm của Hồ Chí Minh. Qua đó, ta cảm nhận được tâm hồn lớn lao, tinh tế của một người chiến sĩ luôn hướng đến cái đẹp, cái chân chính. Bài thơ đã thể hiện được sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên, giữa tâm hồn nghệ sĩ và trái tim cách mạng, tạo nên một tác phẩm thi ca sâu sắc và đầy ý nghĩa.
0
0
Trà Nguyễn
09/11/2024 15:22:32
+5đ tặng

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ, nhà hoạt động cách mạng, một chính trị gia lỗi lạc. Ngoài ra, Người còn là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc của thế kỉ XX. Trong sự nghiệp của mình, Bác đã để lại biết bao tác phẩm văn thơ chính luận với ngòi bút sắc bén nhưng vẫn thể hiện được sự bay bổng, lãng mạn của tâm hồn người nghệ sĩ. Và một trong số các bài thơ hay tiêu biểu của Bác đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc có lẽ phải kể đến tác phẩm Cảnh khuya.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối, Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong như là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân văn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhiều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là động từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thật khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thưởng cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×