Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích hình tượng của chủ tướng Lê Lợi trong Đại cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi)

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.540
1
1
doan man
24/01/2019 18:57:49
Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đồng thời cũng là người phải chịu nỗi oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi khá đồ sộ với nhiều tác phẩm có giá trị ở nhiều thể loại.Ở lĩnh vực văn chính luận, Nguyễn Trãi được xem là nhà văn chính luận kiệt xuất, văn chính luận của ông đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực. Một trong những tác phẩm đặc sắc nhất phải kể đến là “Bình Ngô đại cáo”. Tác phẩm có giá trị như Bản tuyên ngôn độc lập, là “áng thiên cổ hùng văn” của dân tộc. Trong tác phẩm này, tác giả đã xây dựng rất thành công hình tượng thủ lĩnh – người anh hùng áo vải Lê Lợi, tiêu biểu là đoạn thơ sau:
” Ta đây:
……………………………
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.”
Đầu năm 1428, sau khi đại thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô” để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình cho dân tộc. Tác phẩm được viết bằng thể cáo, là thể văn nghị luận có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ xưa, dùng để công bố việc lớn với muôn dân.”Bình Ngô đại cáo” là bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt; là bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hoà bình.
Bài cáo có bố cục gồm bốn phần, phần một: nêu lên luận đề chính nghĩa; phần hai: tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược; phần ba: hồi tưởng về cuộc kháng chiến; phần bốn: lời tuyên ngôn độc lập. Đoạn trích trên nằm ở đầu phần ba của bài ” Bình Ngô đại cáo”, thể hiện hình tượng chủ tướng Lê Lợi và những năm tháng gian nan buổi đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Mở đầu đoạn cáo, tác giả đứng trên cương vị Lê Lợi – người thủ lĩnh hồi tưởng lại cuộc khởi nghĩa với những khó khăn buổi đầu:
” Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình.
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống.”
Ở giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã khắc hoạ thành công hình tượng chủ tướng Lê Lợi có sự kết hợp và thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ nghĩa quân: bình thường từ nguồn gốc xuất thân ” Chốn hoang dã nương mình” đến cách xưng hô khiêm nhường, gần gũi “ta”, chưa phải là “trẫm” như sau này. Đồng thời Lê Lợi còn là người có lòng căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng hoài bão lớn, có quyết tâm cao thực hiện lí tưởng. Chính vì vậy, Lê Lợi là người anh hùng áo vải xuất thân từ nhân dân.
Lê Lợi dấy nghiệp từ chốn núi rừng Lam Sơn hoang dã, giữa lúc kẻ thù đang ở thế mạnh. Đó là sự thực, buổi đầu khởi nghiệp gặp khó khăn về mọi mặt. Bởi thế những trăn trở, băn khoăn, day dứt của ông trước vận mệnh đất nước là chân thành, dễ chia sẻ:
” Đau lòng nhức óc, chốc đã mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh;
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kĩ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.”
Người anh hùng áo vải Lê Lợi hiện lên với những tâm trạng: đau lòng, nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, những trằn trọc trong cơn mộng mị…đó là những phẩm chất cao đẹp, lớn lao và sâu sắc của người anh hùng, xứng đáng là lãnh tụ của nghĩa quân. Tâm trạng của Lê Lợi được Nguyễn Trãi thể hiện có những điểm chung với tâm trạng của Trần Quốc Tuấn trong ” Hịch Tướng Sĩ “: “…Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xé thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù…Dù cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng…”. Cùng có lòng căm thù giặc sục sôi, cùng nuôi chí lớn, cùng một quyết tâm sắt đá. Chính cảm hứng về truyền thống dân tộc đã giúp Nguyễn Trãi khắc hoạ thành công hình tượng người anh hùng Lê Lợi.
Qua hình tượng Lê Lợi, tác giả nêu lên tính chất nhân nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vượt qua gian khổ, khó khăn và sức mạnh chiến thắng:
” Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
………………………………………….
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn,
Ta gắng chí khắc phục gian nan.”
Buổi đầu Lê Lợi cùng nghĩa quân phải vượt qua muôn vàn gian khổ: thế giặc mạnh, tàn bạo, ta lại thiếu nhân tài, thiếu quân, thiếu lương thực… nhưng nhờ có lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm, lí tưởng cao cả và tinh thần đoàn kết nghĩa quân đã nhanh tróng có được những thắng lợi.
Trên cương vị là người thủ lĩnh, với tài năng và phẩm chất cao đẹp, Lê Lợi đã kịp thời đưa ra những phương cách, đường lối kháng chiến phù hợp cho toàn nghĩa quân: dựa vào tinh thần tự lực cánh sinh, cầu hiền kết hợp đường lối kháng chiến ” dùng quân mai phục”,” thế trận xuất kì” và sức mạnh đoàn kết toàn dân:
” Nhân dân bốn cõi một nhà,dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,
…………………………………………………….
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”
Như vậy, ngay từ rất sớm, Nguyễn Trãi đã đề cao tính chất nhân dân, tính chất toàn dân, đặc biệt đề cao vai trò của người dân nghèo trong cuộc khởi nghĩa. Tư tưởng lớn này chưa từng thấy ở ” Nam quốc sơn hà” hay ở ” Hịch tướng sĩ “, lần đầu tiên xuất hiện ở “Bình Ngô đại cáo” – hình ảnh “nhân dân bốn cõi một nhà”, “tướng sĩ một lòng phụ tử” rất cảm động, mới mẻ và hào hùng. Đây là nét độc đáo, lời tuyên ngôn về vai trò và sức mạnh của nhân dân, của sự nghiệp chính nghĩa.
Để xây dựng thành công hình tượng người anh hùng áo vải Lê Lợi, làm nổi bật linh hồn nghĩa quân, Nguyễn Trãi đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất đặc sắc, đặc biệt là cách xây dựng hình tượng tâm lí nhân vật và việc sử dụng kết hợp bút pháp tự sự – trữ tình, qua đó phản ánh những khó khăn gian khổ của buổi đầu và ý chí đấu tranh giải phóng đất nước của quân dân Đại Việt. Lời văn biền ngẫu với những vế đối cân xứng, nhịp nhàng góp phần làm nên thành công của đoạn cáo.
Tóm lại, với nghệ thuật đặc sắc, đoạn cáo đã xây dựng thành công hình ảnh lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn với những đặc điểm của người anh hùng mang đầy đủ phẩm chất và sức mạnh của cộng đồng trong cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh. Đoạn cáo góp phần quan trọng làm nên giá trị lời tuyên ngôn độc lập. Với tài năng của mình, Nguyễn Trãi xứng đáng là nhà văn chính luận kiệt xuất, sống mãi trong lòng người đọc

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
3
Nguyễn Nhật Thúy ...
24/01/2019 18:58:30
Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đồng thời cũng là người phải chịu nỗi oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi khá đồ sộ với nhiều tác phẩm có giá trị ở nhiều thể loại.Ở lĩnh vực văn chính luận, Nguyễn Trãi được xem là nhà văn chính luận kiệt xuất, văn chính luận của ông đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực. Một trong những tác phẩm đặc sắc nhất phải kể đến là “Bình Ngô đại cáo”. Tác phẩm có giá trị như Bản tuyên ngôn độc lập, là “áng thiên cổ hùng văn” của dân tộc. Trong tác phẩm này, tác giả đã xây dựng rất thành công hình tượng thủ lĩnh – người anh hùng áo vải Lê Lợi, tiêu biểu là đoạn thơ sau:
” Ta đây:
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.”
Đầu năm 1428, sau khi đại thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô” để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình cho dân tộc. Tác phẩm được viết bằng thể cáo, là thể văn nghị luận có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ xưa, dùng để công bố việc lớn với muôn dân.”Bình Ngô đại cáo” là bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt; là bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hoà bình.
Bài cáo có bố cục gồm bốn phần, phần một: nêu lên luận đề chính nghĩa; phần hai: tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược; phần ba: hồi tưởng về cuộc kháng chiến; phần bốn: lời tuyên ngôn độc lập. Đoạn trích trên nằm ở đầu phần ba của bài ” Bình Ngô đại cáo”, thể hiện hình tượng chủ tướng Lê Lợi và những năm tháng gian nan buổi đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Mở đầu đoạn cáo, tác giả đứng trên cương vị Lê Lợi – người thủ lĩnh hồi tưởng lại cuộc khởi nghĩa với những khó khăn buổi đầu:
” Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình.
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống.”
Ở giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã khắc hoạ thành công hình tượng chủ tướng Lê Lợi có sự kết hợp và thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ nghĩa quân: bình thường từ nguồn gốc xuất thân ” Chốn hoang dã nương mình” đến cách xưng hô khiêm nhường, gần gũi “ta”, chưa phải là “trẫm” như sau này. Đồng thời Lê Lợi còn là người có lòng căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng hoài bão lớn, có quyết tâm cao thực hiện lí tưởng. Chính vì vậy, Lê Lợi là người anh hùng áo vải xuất thân từ nhân dân.
Lê Lợi dấy nghiệp từ chốn núi rừng Lam Sơn hoang dã, giữa lúc kẻ thù đang ở thế mạnh. Đó là sự thực, buổi đầu khởi nghiệp gặp khó khăn về mọi mặt. Bởi thế những trăn trở, băn khoăn, day dứt của ông trước vận mệnh đất nước là chân thành, dễ chia sẻ:
” Đau lòng nhức óc, chốc đã mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh;
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kĩ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.”
Người anh hùng áo vải Lê Lợi hiện lên với những tâm trạng: đau lòng, nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, những trằn trọc trong cơn mộng mị…đó là những phẩm chất cao đẹp, lớn lao và sâu sắc của người anh hùng, xứng đáng là lãnh tụ của nghĩa quân. Tâm trạng của Lê Lợi được Nguyễn Trãi thể hiện có những điểm chung với tâm trạng của Trần Quốc Tuấn trong ” Hịch Tướng Sĩ “: “…Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xé thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù…Dù cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng…”. Cùng có lòng căm thù giặc sục sôi, cùng nuôi chí lớn, cùng một quyết tâm sắt đá. Chính cảm hứng về truyền thống dân tộc đã giúp Nguyễn Trãi khắc hoạ thành công hình tượng người anh hùng Lê Lợi.
Qua hình tượng Lê Lợi, tác giả nêu lên tính chất nhân nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vượt qua gian khổ, khó khăn và sức mạnh chiến thắng:
” Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
………………………………………….
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn,
Ta gắng chí khắc phục gian nan.”
Buổi đầu Lê Lợi cùng nghĩa quân phải vượt qua muôn vàn gian khổ: thế giặc mạnh, tàn bạo, ta lại thiếu nhân tài, thiếu quân, thiếu lương thực… nhưng nhờ có lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm, lí tưởng cao cả và tinh thần đoàn kết nghĩa quân đã nhanh tróng có được những thắng lợi.
Trên cương vị là người thủ lĩnh, với tài năng và phẩm chất cao đẹp, Lê Lợi đã kịp thời đưa ra những phương cách, đường lối kháng chiến phù hợp cho toàn nghĩa quân: dựa vào tinh thần tự lực cánh sinh, cầu hiền kết hợp đường lối kháng chiến ” dùng quân mai phục”,” thế trận xuất kì” và sức mạnh đoàn kết toàn dân:
” Nhân dân bốn cõi một nhà,dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,
…………………………………………………….
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”
Như vậy, ngay từ rất sớm, Nguyễn Trãi đã đề cao tính chất nhân dân, tính chất toàn dân, đặc biệt đề cao vai trò của người dân nghèo trong cuộc khởi nghĩa. Tư tưởng lớn này chưa từng thấy ở ” Nam quốc sơn hà” hay ở ” Hịch tướng sĩ “, lần đầu tiên xuất hiện ở “Bình Ngô đại cáo” – hình ảnh “nhân dân bốn cõi một nhà”, “tướng sĩ một lòng phụ tử” rất cảm động, mới mẻ và hào hùng. Đây là nét độc đáo, lời tuyên ngôn về vai trò và sức mạnh của nhân dân, của sự nghiệp chính nghĩa.
Để xây dựng thành công hình tượng người anh hùng áo vải Lê Lợi, làm nổi bật linh hồn nghĩa quân, Nguyễn Trãi đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất đặc sắc, đặc biệt là cách xây dựng hình tượng tâm lí nhân vật và việc sử dụng kết hợp bút pháp tự sự – trữ tình, qua đó phản ánh những khó khăn gian khổ của buổi đầu và ý chí đấu tranh giải phóng đất nước của quân dân Đại Việt. Lời văn biền ngẫu với những vế đối cân xứng, nhịp nhàng góp phần làm nên thành công của đoạn cáo.
Tóm lại, với nghệ thuật đặc sắc, đoạn cáo đã xây dựng thành công hình ảnh lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn với những đặc điểm của người anh hùng mang đầy đủ phẩm chất và sức mạnh của cộng đồng trong cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh. Đoạn cáo góp phần quan trọng làm nên giá trị lời tuyên ngôn độc lập. Với tài năng của mình, Nguyễn Trãi xứng đáng là nhà văn chính luận kiệt xuất, sống mãi trong lòng người đọc
4
0
Quỳnh Anh Đỗ
24/01/2019 19:11:54
+ Hình ảnh vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn vả những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp được nói đến trong đoạn 3 của bài Bình Ngô đại cáo:
Có sự thống nhất giữa con người bình thường và vị lãnh tụ
+ Xuất thân bình thường: chốn hoang dã.
+ Cách xưng hô khiêm nhường: “tôi”, “ta”.
+ Có tấm lòng căm thù giặc sâu sắc:
“Ngẫm thù lớn há đội trời
Căm giặc nước thề không cùng sống”
+ Quyết tâm thực hiện lý tưởng:
“Đau lòng nhức óc”, “Nếm mật nằm gai”, “quên ăn”, “trằn trọc”, “băn khoăn”…
Lê Lợi là vị anh hùng áo vải, xuất thân từ nhân dân, có lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng yêu nước thương dân nồng nàn với quyết tâm chiến đấu chống giặc.Là linh hồn của khởi nghĩa Lam Sơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×