Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
29/01/2019 21:02:31

Viết đoạn văn phân tích câu thơ cuối bài tức cảnh Pác Bó

các bạn giúp mình 
4 trả lời
Hỏi chi tiết
3.482
5
4
Trịnh Quang Đức
29/01/2019 21:10:57
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Vần bằng vang xa. Đó là hình tượng nhân vật trữ tình được đặt ở trung tâm bài thơ; như vậy con người là chủ thể của thiên nhiên chứ không bị lấn át, hoà lan trong thiên nhiên. Và thật là thú vị, vị “khách lâm tuyền” sống hoà hợp nhịp nhàng với suối, với hang kia, chính là người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, đang tựa vào thiên nhiên để hoạt động cải tạo xã hội. Đằng sau cái dáng tạo hình cụ thể của Bác đang ngồi dịch sử Đảng toát lên tư thế lồng lộng của vị lãnh tụ dân tộc, nhà cách mạng vĩ đại - một hình tượng thật đẹp. Bác Hồ đang sáng tạo ra lịch sử nơi “đầu nguồn” - trên cái bối cảnh thiên nhiên, có suối, có rừng... Cảnh tượng ấy, cuộc sống ấy quả thật là đẹp “thật là sang”! Bài thơ kết thúc bằng chừ “sang”, có thể gọi là chữ nhãn tự (chữ mất) đã kết tinh, bật sáng tinh thần toàn bài.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
3
Quỳnh Anh Đỗ
30/01/2019 10:57:54
“Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Một nhà thơ khác có thể kết thúc bằng một câu thơ tả tình, tả cảnh, chìm trong cảm tính, nhập vào cảnh vật. Bác không' thích làm văn nghệ, “Ngâm thơ ta vốn không ham”, Bác làm thơ là để nói lên ý của mình, nói trắng ra ý của mình. Nhưng câu thơ không thẳng dựng. Câu thơ vẫn tươi mát nhẹ nhàng, vì trong ấy có một cái mỉm cười, một tí mỉm cười. Bác lạc quan, hay cười nhưng đôi lúc không tránh khỏi cười chua chát. Như thời ở nhà ngục Quảng Tây bị ghẻ, Bác bảo là “mặc áo gấm”, gãi ghẻ Bác bảo là “tựa gảy dàn”. Lần này thì không phải thế. Lần này là cái cười hơi triết lí một chút, của một người, đã từng chứng kiến tất cả những cái sang trọng giàu có nhất trên đời, lẫn những cái cùng cực đau khổ nhất trên đời. Và bây giờ với tấm lòng từng trải nên bao dung đó, đánh giá sự vật. Ông chủ báo “Người cùng khổ” cũng là người đã từng sống trong khách sạn vương giả nhất châu Âu. Cuộc đời cách mạng thật là sang như thế là so với tất cả cuộc đời khác mà Bác đã từng chứng kiến, hay từng sống.
3
3
NoName.888552
19/06/2020 20:14:23
+3đ tặng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Một nhà thơ khác có thể kết thúc bằng một câu thơ tả tình, tả cảnh, chìm trong cảm tính, nhập vào cảnh vật. Bác không' thích làm văn nghệ, “Ngâm thơ ta vốn không ham”, Bác làm thơ là để nói lên ý của mình, nói trắng ra ý của mình. Nhưng câu thơ không thẳng dựng. Câu thơ vẫn tươi mát nhẹ nhàng, vì trong ấy có một cái mỉm cười, một tí mỉm cười. Bác lạc quan, hay cười nhưng đôi lúc không tránh khỏi cười chua chát. Như thời ở nhà ngục Quảng Tây bị ghẻ
1
1
Đạt 09
19/06/2020 20:25:56
+1đ tặng
Bác bảo là “mặc áo gấm”, gãi ghẻ Bác bảo là “tựa gảy dàn”. Lần này thì không phải thế. Lần này là cái cười hơi triết lí một chút, của một người, đã từng chứng kiến tất cả những cái sang trọng giàu có nhất trên đời, lẫn những cái cùng cực đau khổ nhất trên đời. Và bây giờ với tấm lòng từng trải nên bao dung đó, đánh giá sự vật. Ông chủ báo “Người cùng khổ” cũng là người đã từng sống trong khách sạn vương giả nhất châu Âu. Cuộc đời cách mạng thật là sang như thế là so với tất cả cuộc đời khác mà Bác đã từng chứng kiến, hay từng sống.
Thu gọn (-)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo