Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết các đoạn văn ngắn: Hiện tượng đi bão cổ vũ bóng đá của giới trẻ bạo lực học đường, văn hóa tham gia giao thông

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
656
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
03/02/2019 13:36:00
Đề 1:
Đi bão” là từ chỉ một hiện tượng, một phong trào trình diễn xe và đua xe hàng ngang về đêm trên các tuyến phố hay các địa điểm du lịch của thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là thế hệ 9X. Hiện tại, hiện tượng “đi bão” không những tập trung ở các thành phố lớn, đông dân cư sinh sống như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn lan rộng ra khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Hiện tượng này thường diễn ra tại các sự kiện lớn của đất nước, nhưng phổ biến nhất là khi đội bóng đá của nước nhà giành được chiến thắng. Đối với một số người, nhất là giới trẻ khi nói đến chuyện “đi bão” họ rất hào hứng và thường rủ rê bạn bè cùng tham gia. Với họ, số lượng người tham gia càng đông, càng vui. Họ vừa chạy xe, vừa hò hét um sùm. Không những thế, có người điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, rồi tổ chức đua xe, đánh võng… Hiện tượng “đi bão” không biết có ý nghĩa thật sự là cổ vũ, là ăn mừng đội bóng nước nhà chiến thắng hay chăng? Điều hiện ra trước mắt mà chúng ta đã thấy là: hiện tượng “đi bão” không những gây mất trật tự an toàn giao thông mà còn có thể gây tai nạn cho người đi đường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
03/02/2019 13:45:27
Đề 2:

Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường. Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để. Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để “xử lý” nhau theo “luật giang hồ”. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.

1
0
Quỳnh Anh Đỗ
03/02/2019 13:51:28
Đề 3:

Văn hóa tham gia giao thông là gì? Đó chính là những hành xử, thái độ khi chúng ta tham gia giao thông. Nó cũng như văn hóa giao tiếp biểu hiện ra bằng hành động cụ thể, bằng lời nói cử chỉ, ánh mắt, biểu hiện trên khuôn mặt con người khi tham gia giao thông. Nếu như tất cả mọi người khi tham gia giao thông đều có những hành động đúng văn hóa, đúng quy định không vượt đèn đỏ, không lạng lách đánh võng, không đi lên vỉa hè, không vượt quá tốc độ cho phép, đậu xe đúng nơi quy định, những xem ô tô, xe tải chở đúng trọng tải quy định, lái xe không sử dụng chất kích thích, rượu bia thì tình trạng người chết do tai nạn giao thông sẽ giảm. Nhiều người khi tham gia giao thông đã có thái độ không đúng quy định, không coi trọng pháp luật, thường chở quá tải, lạng lách, vượt đèn đỏ khi bị công an giao thông bắt thì những người này có thái độ chống lại người thi hành công vụ, cãi cọ, thậm chí là đánh lại công an giao thông khi bị bắt giữ xe, phạt hành chính. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự thiếu văn hóa của người tham gia giao thông, nhất là những bạn thanh niên, ăn chưa no lo chưa tới, thường xuyên muốn chứng tỏ mình với những người xung quanh bằng cách thể hiện tay lái lụa, phóng xe đánh võng trên đường, vượt đèn đỏ, chở quá tải, không đội mũ bảo hiểm… Chính những hành động này của các bạn đã dẫn tới những cái chết thương tâm cho chính bản thân họ và những người xung quanh.

0
0
❤•Rїї⁀ᶜᵘᵗᵉ
03/02/2019 15:15:31
VĂN HOÁ THAM GIA GIAO THÔNG:
Tai nạn giao thông (TNGT) đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp nhằm kiềm chế, đẩy lùi tai nạn giao thông. Nhiều phong trào đã được phát động trên phạm vi cả nước như: “Tháng an toàn giao thông”, “Tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu”… Tất cả những việc làm đó đều vì một mục đích mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Tuy vậy, TNGT vẫn ngày ngày hiện hữu, đe doạ mạng sống của con người.
Trên nhiều tuyến đường ở các địa phương trong tỉnh hay trong cả nước đã xảy ra những vụ TNGT thảm khốc, cướp đi sinh mạng của nhiều người và thiệt hại tới tài sản của Nhà nước, nhân dân. Chúng ta vẫn bắt gặp trên đường hình ảnh: người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm; người điều khiển phương tiện uống rượu, bia kể cả trong lúc lái xe ôtô, xe máy; thanh, thiếu niên chở ba, bốn người lạng lách, đánh võng trên đường. Các ngã ba, ngã tư, vẫn có người đi ngược chiều, vượt đèn đỏ. Thậm chí khi vi phạm Luật Giao thông còn bỏ trốn hay chống lại người thi hành công vụ…

Mọi sự việc đều bắt nguồn từ ý thức của mỗi người trong việc thực hiện nghiêm túc Luật Giao thông. Chính vì vậy, Tháng an toàn giao thông (ATGT) năm nay lấy chủ đề trọng tâm là “Tháng văn hoá giao thông”, mục đích tạo bước chuyển biến mới về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT của mọi tầng lớp nhân dân, từng bước tạo nên thói quen ứng xử có văn hoá trong mỗi người khi tham gia giao thông.
Văn hoá giao thông được cụ thể hoá bằng các tiêu chí cơ bản như: hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT; không vi phạm các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT. Khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác. Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.
Hưởng ứng Tháng ATGT, mỗi người bằng hành động nhỏ từ việc bắt đầu ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông, đó là: chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông: đi đúng phần đường, dừng đỗ xe đúng quy định, đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe máy, không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, tự giác chấp hành kể cả khi không có lực lượng tuần tra, kiểm soát trên đường…

Bên cạnh đó, đối với cư dân sinh sống ven đường không lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ, đường sắt, đường thuỷ; không sử dụng vỉa hè, lòng đường để buôn bán hàng hoá. Đấu tranh, phê phán và ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: rải đinh trên đường, ném đất, ném đá lên tàu hoả, đổ nước thải ra đường…
Hiện nay, chúng ta đang xây dựng gia đình văn hoá, cơ quan văn hoá, làng, phố văn hoá mà trọng tâm là xây dựng con người văn hoá. Đảm bảo ATGT là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành và mọi người. Chính vì vậy, mỗi chúng ta phải nghiêm túc chấp hành Luật Giao thông để mang lại hạnh phúc cho chính mình, cho cộng đồng và góp phần xây dựng xã hội văn minh hơn, tốt đẹp hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×