Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích tình cảm cha con trong bài thơ : “Nói với con”

Phân tích tình cảm cha con trong bài thơ : “Nói với con”

1 trả lời
Hỏi chi tiết
20
0
0

A. Mở bài:

Tình cảm gia đình, tình yêu đối với quê hương xứ sở là những tình cảm nguyên sơ nhưng cũng thiêng liêng nhất của con người Việt Nam. Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau nối tiếp xứng đáng truyền thống của tổ tiên, dân tộc, quê hương là sự thể hiện cụ thể của tình cảm cao đẹp đó. Nhiều nhà thơ đã giãi bày những sắc thái tình cảm ấy lên trang giấy. Chúng ta bắt gặp trong bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương một cách diễn đạt mộc mạc, chân chất của người miền núi những lời tâm tình thiết tha, những lời dặn dò ân cần, chia sẻ của người cha đối với con lòng tự hào về con người và quê hương yêu dấu của mình.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.

Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.

Cội nguồn của hạnh phúc con người chính là gia đình và quê hương – cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn. Phải chăng đó là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của mình.

- Ngay từ bốn câu thơ đầu tiên người cha đã gợi ra một hình ảnh đầm ấm của gia đình qua cách nói thật lạ:

Chân phải/ bước tới cha

Chân trái/ bước tới mẹ

Một bước / chạm tiếng nói

Hai bước / tới tiếng cười.

Nhịp thơ 2/ 3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt: chân phải – chân trái , rồi một bước – hai bước , rồi lại “tiếng nói – tiếng cười”…. Ta rất dễ hình dung một hình ảnh cụ thể thường gặp trong đời sống: đứa con đang tập đi, cha mẹ vây quanh mừng vui, hân hoan theo mỗi bước chân con. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, nâng niu, đón nhận. Cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói, tiếng cười” của cha, của mẹ. Tuy nhiên, đằng sau lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát một điều lớn hơn: con sinh ra trong hạnh phúc (cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới. Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời) và lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ của cha mẹ. Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ, những âm thanh sống động, vui tươi với tiếng nói tiếng cười là những biểu hiện của một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc tràn đầy. Hình ảnh ấm lòng này muôn thuở vẫn là khát vọng hạnh phúc của con người. Đó sẽ là hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con.

- Bên cạnh tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên.

   + Ở khổ thơ tiếp theo này, tác giả đã sử dụng những cách nói, những hình ảnh của người miền núi – nơi sinh dưỡng của chính mình – để nói những điều chân thực về quê hương rừng núi:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi!Đan lờ cài nan hoaVách nhà ken câu hát.”

   + Y Phương có cách gọi rất độc đáo về những con người quê hương: “người đồng mình”, một cách gọi rất gần gũi và thân thương. Cách gọi ấy gắn liền với lời đối thoại tha thiết “con ơi”.

   + Người cha đã có cách lí giải rất cụ thể của người dân tộc khiến người con có thể hiểu được: Người đồng mình đáng yêu như thế nào. Họ sống rất đẹp. Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” – người bản mình – người buôn làng mình được gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm sắc màu dân tộc. Họ làm một cách nghệ thuật từ các dụng cụ lao động để bắt cá thường ngày : “đan lờ cài nan hoa”. Trong căn nhà của họ, lúc nào cũng vang lên tiếng hát: “vách nhà ken câu hát”. Những động từ “đan, ken, cài” rất gợi cảm bên cạnh giúp cho người đọc hình dung được những công việc cụ thể của con người trên quê hương còn gợi ra tính chất gắn bó, hoà quyện, quấn quýt của con người và của quê hương, xứ sở.

   + Cuộc sống lao động ấy, sinh hoạt gia đình đầy niềm vui ấy được đặt trong cả một quê hương giàu đẹp, nghĩa tình. Quê hương của “người đồng mình” với hình ảnh rừng, một hình ảnh gắn liền với cảnh quan miền núi:

“Rừng cho hoaCon đường cho những tấm lòng”.

Nếu như hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi người có thể gắn nó với những hình ảnh khác cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những âm thanh “gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi”, những bí mật của rừng thiêng….. Nhưng Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan của rừng. Nhưng hình ảnh ấy có sức gợi rất lớn, gợi về những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất. Hoa trong “Nói với con” có thể là hoa thực – như một đặc điểm của rừng – và khi đặt trong mạch của bài thơ, hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì đẹp đẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó. Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương với con. Đó cũng chính là một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong tâm hồn mỗi người, bởi “con đường cho những tấm lòng”. Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con người.

⇒ Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, người đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình” Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm.

Luận điểm 2: Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha.

- Người đồng mình không chỉ “yêu lắm” với những hình ảnh đẹp đẽ, giản dị gợi nhắc cội nguồn sinh dưỡng tâm hồn, tình cảm, lối sống cho con người mà còn với những đức tính cao đẹp, đáng tự hào. Trong cái ngọt ngào kỉ niệm gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất cao đẹp của con người quê hương.

   + Tổ hợp từ “người đồng mình” được lặp lại ba lần đã gây ấn tượng không phai mờ về con người quê hương. Lời gọi con thật tha thiết, lời nhắn nhủ thật chân thành: “Người đồng mình thương lắm con ơi!”

Đoạn thơ bắt đầu bằng cảm xúc “thương lắm con ơi”, đó là tình cảm yêu thương, yêu thương một cách xót xa. Người cha đã lần lượt ngợi ca những phẩm chất dễ thương của “người đồng mình” với cách nói vừa rất cụ thể của người dân miền núi: “Cao đo nỗi buồn. Xa nuôi chí lớn” vừa mang sức khái quát. Lấy sự từng trải (buồn) để đo chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa.

   + Những hình ảnh cụ thể của thiên nhiên như : “sông, suối, thác, ghềnh” đã được người cha dùng với tính chất biểu trưng cho khó khăn, gian khổ và sức mạnh vượt khó khăn gian khổ của những con người của quê hương.

   + Người đồng mình không sợ gian khổ, nghèo đói. Sự chấp nhận gian khổ ấy thể hiện trong điệp ngữ “không chê”, “không lo” và cách nói tha thiết: “vẫn muốn”. Và ông đã tự ví “người đồng mình”mạnh mẽ, hồn nhiên như sông như suối qua các hình ảnh cụ thể “đá, thung, những thác những ghềnh …, dù có lên thác, xuống ghềnh vẫn không nhụt chí khí. Cặp từ trái nghĩa “lên, xuống” đã làm mạnh thêm sự diễn đạt này. Dù quê hương vất vả, nhọc nhằn, dù “người đồng mình” có thể có nỗi đau buồn rất lớn nhưng những người con của quê hương không bao giờ quay lưng lại với nơi mình đã từng chôn rau, cắt rốn, cha mẹ đã từng cáy xới vun trồng. Và phải chăng chính cuộc sống nhọc nhằn đầy nỗi khổ đau ấy lại khiến cho “chí lớn” thêm lên, thêm mãnh liệt?

- Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương.

- Phẩm chất của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong nhưng rất đúng với người miền núi:

“Người đồng mình thô sơ đa thịt.Chẳng mấy ai nhỏ bé được đâu con”

   + Đó là những con người sống giản dị mà mạnh mẽ, hồn nhiên mà mộc mạc. Người miền núi tuy có thể mộc mạc, thô sơ da thịt, có thể không biết nói khéo, không biết nói hay… nhung ý nghĩ của họ, phẩm chất của họ thì thật là cao đẹp. Chính cái hồn nhiên mộc mạc ấy lại chứa đựng sức sống mạnh mẽ của dân tộc ; giàu chí khí, niềm tin, không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Ý chí và mong ước ấy được cô đúc trong hai câu thơ vừa có hình ảnh cụ thể lại vừa hàm chứa ý nghĩa sâu sắc:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hươngCòn quê hương thì làm phong tục.

   + Việc “ đục đá” là khó, là đòi hỏi nghị lực, nhưng người quê hương ta đã làm,vẫn làm để làm rạng rỡ quê hương. Chính những đức tính tốt đẹp cùng với sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày đã tạo nên sức mạnh để làm nên quê hương với truyền thống với phong tục tập quán tốt đẹp. Người cha đã tâm sự với con về tất cả những gì tốt đẹp nhất của người quê hương, nơi con đang sinh sống, cái nôi đang nuôi con khôn lớn, trưởng thành.

* Nói với con là lời thủ thỉ tâm tình của người cha với con về quê hương, một quê hương nhọc nhằn vất vả đã nuôi dưỡng chí lớn cho những đứa con. Quê hương với sức sống giản dị mà mãnh liệt, hồn nhiên mà mạnh mẽ. Tất cả được thể hiện qua thể thơ tự do với những từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, cụ thể nhưng lại có sức khái quát sâu sắc.Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương.

- Không chỉ gửi mong ước của mình đầy tự hào, kết thúc bài thơ, người cha còn bộc lộ trực tiếp niềm mong ước này trong lời thủ thỉ dặn dò con thiết tha, chân tình, trìu mến trong tiếng gọi “con ơi!” và lời nhắn nhủ “nghe con”. Song cái điều người cha nói với con thì thật là ngắn gọn, hàm súc mà sâu sắc, đồng thời lại có chút nghiêm nghị của mệnh lệnh trái tim:

“Con ơi tuy thô sơ da thịtLên đườngKhông bao giờ nhỏ bé đượcNghe con.

Câu thơ ngắn lại như khắc sâu, có câu chỉ có hai tiếng. Điều mà người cha muốn khuyên con qua cách nhắc lại một phẩm chất của người đồng mình đã nêu ở trên: nghĩa là phải sống cho cao đẹp. Trong những lời thơ cuối cùng ấy, người cha dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời, tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của “người đồng mình”.Con sống được như thế chính là con phát huy được truyền thống tốt đẹp của cha ông, của quê hương yêu dấu.

C. Kết luận:

Bài thơ “Nói với con” của Y Phương giúp chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của một áng thơ về tình cha con cao quý, xúc động, góp thêm một tiếng nói yêu thương của cha mẹ đối với con cái cũng như những kì vọng lớn lao, mong muốn thế hệ sau sẽ kế tục, phát triển những truyền thống quý báu của quê hương. Bằng cách diễn đạt mộc mạc, thô sơ, bằng những hình ảnh cụ thể mà giàu sức khái quát bài thơ đã thể hiện một cách độc đáo mà cũng thật thấm thía về tình cảm thiết tha sâu sắc nhất của con người : tình cảm gia đình và tình yêu quê hương xứ sở. Trong lòng ta như ngân lên câu hát: “Ba sẽ là cánh chim. Cho con bay thật xa…. Ba sẽ là lá chắn. Che chở suốt đời con….”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư