Phân tích tác dụng của âm thanh, nhịp điệu (có sự phối hợp với phép lặp từ ngữ và kết cấu cú pháp) trong việc tạo nên sắc thái hùng hồn, thiêng liêng của lời kêu gọi cứu nước (trích) sau đây (chú ý vần, sự ngắt nhịp và đối xứng):
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Để tạo ra sự hùng hồn, thiêng liêng trong lời kêu gọi cứu nước, đoạn văn sử dụng:
- Phép điệp, phối hợp với phép đối. Không chỉ điệp (lặp) từ ngữ mà lặp cả kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu.
Ở câu đầu được lặp lại 4/2/4/2, tạo ra sự đối xứng về từ ngữ, nhịp điệu, kết cấu ngữ pháp
Nhịp 3/2, 3/2 Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm…
- Câu văn xuôi nhưng có vần ở một vị trí (bà và già, súng và súng)
- Sự phối hợp giữa những nhịp ngắn (đầu câu 1,2,3) với những dịp dàn trải (vế cuối câu 1,4) tạo nên âm hưởng khi khoan thai, dồn dập mạnh mẽ phù hợp với lời kêu gọi
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |