Câu 3:
Đào Duy TừĐào Duy Từ (Nhâm Thân 1572 – Giáp Tuất 1634)
Danh thần thời chúa Nguyễn lập nghiệp mở mang bờ cõi về phía Nam, quê làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phường Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Ông thông kinh sử, tinh thâm lí số và binh thư đồ trận. Nhưng vì thân phụ ông là Đào Tá Hán xuất thân là quản giáp trong nghề ca hát mà luật lệ thì nghiêm cấm không cho con nhà xướng ca ra thi cử, nên ông không tiến thân được. Bất đắc chí ông bỏ Đông Kinh (Hà Nội) lần vào miền Nam, định theo phò chúa Nguyễn.
Trong lúc bơ vơ nơi phủ Hoài Nhơn (nay là phủ Bồng Sơn) tỉnh Bình Định, ông tạm khuất thân ở ẩn, chăn trâu cho nhà giàu Chúc Trịnh Long ở thôn Tòng Châu.
Tăm tiếng ông dần dần được sĩ phu biết đến, Khán lí Trần Đức Hòa ở Qui nhơn mến tài, gả con gái cho ông và tiến cử lên chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.
Được chúa Sãi trọng dụng phong là Nội tán, ông tận tụy giúp chúa Nguyễn về quân sự, chính trị và văn hóa, đương đầu với chúa Trịnh đến thắng lợi.
Năm Canh Ngọ 1630, ông xướng xuất việc đắp lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình.
Qua năm sau (Tân vị 1631), ông lại đắp thêm một lũy nữa từ cửa bể Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu (ở Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), cao một trượng, dài hơn 200 trượng (tục gọi là lũy Thầy. Đến đời Thiệu Trị mang tên là "Định Bắc trường thành")
Năm Giáp Tuất 1634, ngày 17-10 ông mất thọ 62 tuổi, được phong tặng hàm Tán trị dực vận công thần, Kim tử vinh lộc đại phu, Đại lí tự khanh, tước Lộc Khê Hầu. Đến triều Minh Mạng, truy phong tước Hoằng Quốc Công.
Đào Duy Từ còn để lại một bộ binh thư: Hổ trướng khu cơ và hai khúc ngâm: Ngọa Long cương văn, Tư Dung văn.