Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định nội dung của đoạn trích: Văn miếu Quốc Tử Giám tọa lạc giữa thủ đô Hà Nội được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam

1 trả lời
Hỏi chi tiết
930
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
24/02/2019 11:08:14
Phần làm văn:
Là người con sinh ra và lớn lên trên miền quê Nghệ An- mảnh đất miền Trung đầy nắng và đặc trưng bởi những cơn gió Lào, chưa bao giờ tôi quên đi niềm tự hào về quê hương mình. Nghệ An có rất nhiều lễ hội truyền thống. Một trong số đó là lễ hội đền Cuông, diễn ra ở Diễn Châu- nơi tôi sinh ra và lớn lên.
Cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu lịch sử nào xác định chính xác thời điểm khởi dựng Đền Cuông. Tuy nhiên, dưới thời nhà Nguyễn, Đền đã được trùng tu nhiều lần, đặc biệt vào năm Giáp Tý (1864), vua Tự Đức ban sắc chỉ xây dựng lại Đền với quy mô như ngày nay.
Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên ở miền Trung, xung quanh có trồng nhiều cây xanh đan xen. Đền có kiến trúc theo kiểu chữ Tam, bao gồm tam quan, ba tòa Thượng, Trung và Hạ điện.
Tòa Thượng điện – nơi đặt ban thờ Thục An Dương Vương và tòa Hạ điện đều có kiến trúc kiểu chồng diêm 4 mái, đầu đao cong vút. Riêng tòa Trung điện – nơi đặt ban thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua Thục chế tác nỏ thần, được kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái. Các công trình đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp, chạm tinh tế, toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát.
Đền Cuông còn có nhiều di vật quý: trống, chiêng, tượng thờ, đồ tế khí... Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu nhắc nhở con cháu, muôn dân luôn nhớ ân đức vua Thục An Dương Vương.
Nối tiếp lễ hội Cổ Loa diễn ra tại Đông Anh - Hà Nội, lễ hội Đền Cuông được tổ chức long trọng từ ngày 12 đến ngày 16/2 âm lịch, trong đó ngày chính lễ là 14 và 15/2 tại xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Lễ hội đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Thục Phán – sau khi được Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi đã đoàn kết sức mạnh toàn quân, đại phá quân Tần và lên ngôi vua, lấy hiệu là Thục An Dương Vương. Sau đó, An Dương Vương đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa, trị vì đất nước trong 50 năm (từ năm 257 trước công nguyên đến năm 208 trước công nguyên). Năm 208 trước công nguyên, do mất cảnh giác, Thục An Dương Vương bị Triệu Đà đem quân bất ngờ tấn công, phải rút lui về phương Nam và tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía bắc chân núi Mộ Dạ, nay thuộc địa phận xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Để tưởng nhớ công ơn của Thục An Dương Vương, nhân dân vùng Diễn Châu đã lập đền thờ ở đỉnh núi Mộ Dạ và hằng năm tổ chức lễ hội, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về tham dự.
Phần lễ của lễ hội đền Cuông bao gồm năm lễ: lễ khai quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ đại và lễ tạ. Ngoài ra, còn có thêm lễ túc trực. Khi tham gia lễ, các vị trong ban hành lễ sẽ mặc lễ phục theo quy định.
Lễ khai quang là lễ diễn ra đầu tiên trong lễ hội đền Cuông. Lễ được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm. Nội dung của phần lễ là dâng hương xin các vị về trời để nhân dân làm công tác don dẹp đền chuẩn bị cho lễ hội sắp tới.
Lễ cáo trung thiên được tổ chức sau khi kết thúc công việc dọn dẹp. Lễ diễn ra khá đơn giản và nhanh chóng. Nội dung của lễ là báo với các vị công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và lắng nghe những nguyện vọng, mong ước và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân.
Lễ yết là lễ thứ ba trong phần lễ và cũng là lễ có tính chất mở đầu lễ hội đền Cuông. Lễ được diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng 2 âm lịch.Theo đúng thông lệ, lễ phải diễn ra vào tối khuya khoảng 22 giờ trở đi nhưng do yêu cầu hành lễ của bà con nên lễ được tiến hành sớm hơn, vào khoảng 17h chiều ngày 14 tháng 2 âm lịch. Lễ yết gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng trong đó chỉ có một lần xướng ở mỗi bước. Nội dung của lễ yết là xin phép các vị cho mở lễ và mời các ngài về dự lễ.
Lễ rước kiệu bao gồm ba phần: Lễ rước vua và công chúa vi hành, lễ rước kiệu từ nhà thờ họ Cao và đình Xuân Ái về đền Cuông, lễ rước kiệu về nhà thờ họ Cao( nơi thờ tướng quân Cao Lỗ, một vị tướng tài ba trong thời đại An Dương Vương có công chế tạo ra nỏ thần). Lễ rước vua và công chúa vi hành là bước đầu tiên trong quá trình diễn ra lễ rước kiệu. Lễ diễn ra khoảng vào 11 giờ tối ngày 14 tháng 2 âm lịch. Việc đầu tiên trong quá trình diễn ra lễ là phải làm lễ xin vua và công chúa cho phép nhân dân được mang linh vị lên kiệu để đưa về đình Xuân Ái phục vụ cho lễ rước kiệu ngày mai. Sau đó rước vua và công chúa về đình Xuân Ái cách đền khoảng 2km. Tương truyền, đình Xuân Aí được nhân dân xây dựng để tưởng nhớ công ơn của vua An Dương Vương và đình được xây dựng trước đền vì theo quan niệm dân gian đền chỉ là nơi ngài ngự còn đình mới là nơi ngài về với dân. Cũng do quan niệm đó nên khi diễn ra lễ hội phải rước ngài từ đình ra đền để làm lễ, cho nhân dân cầu nguyện.
Lễ rước kiệu từ nhà thờ họ Cao và đình Xuân Ái về đền Cuông bắt đàu từ sáng sớm ngày 15/2. Đi đầu đám rước là cờ lễ của cả đình và nhà thờ, ban âm nhạc, tiếp đến là kiệu của vua, sau đó là kiệu của công chúa Mỵ Châu, và tiếp theo nữa là kiệu của tướng Cao Lỗ. Khi kiệu về đến đền, cửa chính của tam quan sẽ được mở ra để cho đoàn rước kiệu đi vào. Kiệu được đặt ở sân trước bái đường để chuẩn bị làm lễ.
Đại lễ tại đền là lễ chính trong phần lễ của lễ hội đền Cuông, đây là lễ lớn nhất, kéo dài nhất và đông người tham gia nhất. Lễ đại diễn ra vào sáng ngày 15 tháng 2 âm lịch. Buổi lễ là sự phối hợp nhịp nhàng giữa ông đông xướng, tây xướng, những nhạc công, và những người hành lễ. Kết thúc phần hành lễ của ban hành lễ, cũng như trong lễ yết là phần dâng hương. Đầu tiên, đại diện của các ban ngành mỗi người cầm một que hương lên thắp. Sau đó cửa tam quan được mở để cho nhân dân lên dâng hương.Sau khi làm xong lễ, kiệu của vua và công chúa được vào tả vu.
Lễ tất diễn ra vào 16 tháng 2 âm lịch.Lễ tất được tiến hành rất đơn giản. Nội dung của lễ là cảm ơn các vị đã về dự lễ. Sau lễ kết thúc, tất cả lễ vật trên bàn thờ được hạ xuống để mọi người hưởng lộc vua ban. Sau lễ tất, phần lễ của lễ hội coi như kết thúc nhưng phần hội còn kéo dài cho đền hết ngày 16 mới kết thúc
Phần hội là phần đặc sắc nhất của lễ hội đền Cuông. Hội được diễn ra từ ngày 14 cho đến hết ngày 16 tháng hai âm lịch. Hội bao gồm rất nhiều trò chơi dân gian, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, nhiều hoạt động giải trí…. Không gian của hội chính là khoảng đất trống đối diện đền. Hội thu hút không chỉ trẻ em, thanh niên mà tất cả nhân dân ở mọi lứa tuổi.
Lễ hội đền Cuông năm nào cũng có trò chơi chọi gà. Đến lễ hội, mọi người sẽ được chiêm ngưỡng những con gà nòi đẹp nhất, khỏe nhất mà nhân dân khắp nơi đưa về. Hết lễ hội, con gà thắng cuộc cuối cùng sẽ được vinh danh và chủ nhân của nó sẽ được thưởng.
Không chỉ thế, hầu như năm nào trong lễ hội đền Cuông cũng có chơi cờ người. Các cuộc thi không phải là giữa những xã với nhau như những trò chơi thể thao khác mà là cuộc thi giữa một số huyện trong tỉnh có đoàn về tham gia trò chơi này trong lễ hội.
Bên cạnh những trò chơi truyền thống lễ hội đền Cuông còn sôi nổi cùng phong trào thể thao như: bóng đã, bóng chuyền, kéo co…Các hoạt động văn nghệ biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, thi nét đẹp đền Cuông, hát chầu văn…
Với sự xuất hiện của con Hạc trắng có rất nhiều tranh cái, nhưng sau đó ý kiến thống nhất rằng con Hạc trắng là hóa thân của Mỵ Châu về tham gia lễ hội cùng mọi người. Sau đó, Hạc được rước vào đền, cho đậu ở một nơi trang trọng, có không gian thoáng để người người chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, đúng một ngày sau khi Lễ hội kết thúc, hạc cũng chết và điều đó càng ứng nghiệm lý giải của người dân về mối liên hệ giữa con hạc với câu chuyện cổ xưa.
Ngay sau đó, một cuộc họp khẩn do lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An chủ trì đã diễn ra tại Diễn Châu, bàn về câu chuyện con hạc. Một số cho rằng, nên chôn cất và lập miếu thờ ngay tại đền. Nhưng về sau, khi đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, hạc đã được mang ra Hà Nội, tiến hành việc ướp xác, và sau đó được đưa vào lồng kính chuyển về Nghệ An. Ngày nay, tại đền Cuông, xác con hạc vẫn còn y nguyên nằm trong lồng kính, như để người dân khi đến với ngôi đền đều nhớ lại câu chuyện xưa.
Khi mà câu chuyện con hạc, một giống loài động vật cao quý bỗng dưng xuất hiện, khiến người ta liên tưởng đến Mỵ Châu chưa kịp lắng xuống, thì tại Lễ hội đền Cuông một năm sau đó, ở bờ biển Cửa Hiền, thuộc địa phận xã Diễn Trung (Diễn Châu), phía sau ngôi đền Cuông huyền thoại, một con cá voi 10 tấn chết dạt vào bờ. Lúc này, người tham gia Lễ hội ùn ùn kéo về phía bờ biển để thắp hương cầu khấn. Theo lý giải của người dân, biển Cửa Hiền khi xưa là nơi An Dương Vương gieo mình xuống biển, và sau đó, người ta cũng đã lập miếu thờ tại đây. Lý do để người ta tin vào câu chuyện xưa, là bờ biển Cửa Hiền cạn, chuyện cá voi chết dạt vào bờ là ngàn năm có một. Như vậy, ứng nghiệm truyền thuyết xưa, sau khi giết chết Mỵ Châu, An Dương Vương đã gieo mình xuống biển.
Người dân đinh ninh rằng, hạc về là hiện thân cho Mị Châu, và cá voi chết một năm sau đó, dạt vào bờ biển và minh chứng cho cái chết đầy bi thảm của An Dương Vương. Có thể vì vậy mà Lễ an táng xác cá voi năm ấy có sự tham gia của hàng trăm ngàn người với những nghi thức trang trọng nhất. Sau đó, ngôi mộ cá voi được người dân ngày ngày hương khói. Khách về tham quan đền Cuông cũng không quên ghé qua mộ cá voi thắp nén nhang, như để tưởng nhớ đến công ơn của vị vua năm xưa
Lễ hội đền Cuông thực sự trở thành một hoạt động văn hóa tâm linh không thể thiếu được của người dân Diễn Châu nói riêng và du khách thập phương nói chung, là sự tri ân của thế hệ hôm nay với những người có công với đất nước, là đạo lý uống nước nhớ nguồn ngàn đời của dân tộc ta, để các thế hệ nối tiếp nhau phát huy truyền thống hào hùng của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k