Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của những người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp và Nguyễn Tuân là một nhà văn như thế. Ông quan niệm rằng: “Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo”. Những điều đó đều đã được “người thơ kim hoàn của tiếng Việt” thể hiện trọn vẹn trong tác phẩm “Hương cuội” của mình.
“Hương cuội” được sáng tác vào năm 1940 và là một trong những tác phẩm trích từ tuyển tập “Vang bóng một thời” nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân. Thời kỳ này, văn phong Nguyễn Tuân vẫn còn bị ảnh hưởng bởi những giá trị xưa cũ của Nho giáo. Ông cố gắng đi tìm vẻ đẹp từ những giá trị xưa cũ, tôn vinh những giá trị xưa cũ ấy lên một vẻ đẹp mới. Câu chuyện trong tác phẩm là những thú vui trong cuộc sống của cụ Kép – một người vẫn còn những thú vui xưa cũ như uống rượu, ngâm thơ, chơi hoa,… lồng ghép vào đó cũng là những suy nghĩ, những cảm nhận của tác giả Nguyễn Tuân về giá trị của cái đẹp văn hóa dân tộc.
Nội dung trong tác phẩm “Hương cuội” là khung cảnh của một đại gia đình khi chuẩn bị đón cái Tết cổ truyền đang tới rất gần. Đặt trong hoàn cảnh khi mà văn hóa phương Tây đang du nhập vào nước ta, đã có những sự thay đổi, sự đổi mới khiến cho Tết dần khác lạ, cũng như dần khiến cho con người quên đi những giá trị xưa cũ, những nét đẹp văn hóa truyền thống từ biết bao thế hệ. Giống như tục viết câu đối khi Tết đến xuân sang trong bài thơ “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên:
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Chính bởi sự cách tân, đổi mới mà nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đã dần dần bị mai một theo thời gian. Thế nhưng, đối với gia đình cụ Kép thì lại khác. Gia đình cụ vẫn giữ được những truyền thống như làm bánh chưng, làm kẹo mạch nha ướp hương thạch lan, lễ cúng giao thừa và cả bàn trả để thưởng hoặc ngồi ngâm thơ… Tất cả tưởng chừng như là những điều nhỏ nhặt, bình dị thế nhưng lại chứa đựng biết bao tinh hoa, biết bao nhiêu tình cảm trong đó. Những điều nhỏ bé đó chính là văn hóa, là cái nôi sinh ra sự sống, là những bản sắc văn hóa của dân tộc truyền đời biết bao nhiêu thế hệ. Nguyễn Tuân đã thật tinh tế khi viết về những truyền thống, bản sắc tốt đẹp đó của dân tộc để từ đó tôn vinh những giá trị tốt đẹp ấy.
Thông qua “Hương cuội”, Nguyễn Tuân không chỉ đem đến cho độc giả về một thú vui thưởng hoa vốn đã còn không được biết đến rộng rãi, mà còn thông qua đó để ca ngợi vẻ đẹp của thú vui ấy. Ngôn ngữ bình dị, thân thương, gần gũi đã mang đến cho độc giả sự ấm áp trước tiết trời lạnh giá của mùa xuân. Đồng thời, việc am hiểu tâm lí nhân vật dường như cũng khiến cho bạn đọc cảm nhận chân thật về sự đồng điệu trong tâm hồn của những kẻ yêu cái đẹp. Cái đẹp có thể không thể trường tồn với hoàn cảnh, nhưng thông qua những giá trị tinh thần của con người, cái đẹp ấy vẫn sẽ mãi được người đời nhớ tới.
Quả là không nói quá khi gọi Nguyễn Tuân là “người suốt đời đi tìm cái đẹp”. Chính sự tỉ mẩn, tinh tế thông qua từng tác phẩm của mình đã khiến cho sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân cứ mãi tỏa sáng trên nền trời văn học nước nhà.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |