LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
11
0
0
Bạch Tuyết
10/09 22:09:58

Trang Atlat sử dụng: trang 8, trang 9, trang 10, trang 12, trang 13.

     1. Khái quát về miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

     Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và Biển Đông, phía nam giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, phía tây giáp Lào. Đây là miền tự nhiên có lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang theo chiều đông – tây. Tuy cùng nằm trong một miền tự nhiên nhưng đặc điểm sông ngòi của miền có sự phân hóa khá rõ rệt.

     2. Sự phân hóa sông ngòi

     a. Sự phân hóa về mật độ

     Nhìn chung mật độ các sông của vùng Tây Bắc thấp hơn so với vùng Bắc Trung Bộ.

     Giải thích:

     Do Tây Bắc có diện tích rộng lớn, đại bộ phận địa hình của miền là núi non hiểm trở còn Bắc Trung Bộ tuy lãnh thổ hẹp nhưng lại có nhiều sông nhỏ bắt nguồn từ vùng núi phía tây đổ ra biển.

     b. Sự phân hóa về hướng chảy:

     - Sông ngòi ở miền Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ như các sông Đà, sông Mã, sông Cả... đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam.

     Giải thích:

     Do hướng nghiêng chung của địa hình và hướng các dãy núi, cao nguyên (như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu...) trong miền quy định.

     Sông ngòi ở phía nam của Bắc Trung Bộ như các sông Bến Hải, sông Cam Lộ, sông Hàn có hướng chảy chính là tây – đông.

     Giải thích:

     Do địa hình của khu vực hẹp ngang, núi lan sát ra biển, các sông đều bắt nguồn từ sườn đông của Trường Sơn Bắc và đổ trực tiếp ra Biển Đông.

     c. Sự phân hóa về chiều dài và độ dốc (hình thái sông).

     - Các con sông ở Tây Bắc và phía bắc Bắc Trung Bộ có chiều dài lớn (như sông Đà, sông Mã, sông Cả) và độ dốc lòng sông nhỏ hơn so với các sông ở phía nam của miền.

     Giải thích:

     Do chảy trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, chiều dài dòng sông lớn nên độ dốc trung bình của các sông này nhìn chung thấp hơn.

     - Các sông ở phía nam Bắc Trung Bộ là các sông nhỏ, ngắn và có độ dốc lớn.

     Giải thích:

     Do đây là khu vực có lãnh thổ hẹp ngang nhất nước ta, các sông bắt nguồn từ các sườn núi cao của dãy Trường Sơn Bắc và đổ thẳng ra biển.

     d. Sự phân hóa về thủy chế

     - Về tổng lưu lượng dòng chảy:

     + Nhìn chung các sông ở Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ có tổng lưu lượng lớn hơn các sông ở phía nam.

     Giải thích:

     Do đây là các con sông có diện tích lưu vực và chiều dài lớn trong khi các sông ở phía nam Bắc Trung Bộ là các con sông có diện tích lưu vực nhỏ, ngắn.

     - Đặc điểm thủy chế: sông ngòi của miền có sự phân mùa lũ vẫn có sự phân hóa rõ rệt:

     + Sông ngòi Tây Bắc có chế độ lũ vào mùa hạ.

     Giải thích:

     Do nguồn cung cấp nước cho các con sông ở đây đều là nước mưa, trong vùng có chế độ mưa mùa hạ: biểu hiện ở các trạm Điện Biên Phủ, Sa Pa đều có mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa cạn vào thu – đông trùng với mùa khô của khí hậu.

     + Sông ngòi ở khu vực Bắc Trung Bộ có chế độ lũ phức tạp: Mùa lũ chính vào thu – đông, lũ trên các sông ở Bắc Trung Bộ lên nhanh, rút nhanh.

     Giải thích:

     Do miền có chế độ mưa thu - đông rõ rệt (trạm Đồng Hới có mùa mưa chính từ tháng 8 đến tháng 12, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng X), lũ lên nhanh và rút nhanh do các sông ở đây đều là các sông nhỏ, ngắn và dốc.

     Ngoài lũ chính vào thời kì thu - đông, vào thời kì đầu mùa hạ mực nước dâng lên thấp song vẫn tạo nên một đỉnh lũ phụ – lũ Tiểu mãn.

     Giải thích:

     Do các trận mưa dông đầu mùa hạ gây nên.

     e. Sự phân hóa về hàm lượng phù sa:

     - Nhìn chung các sông ở Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ có hàm lượng phù sa lớn hơn so với các sông ở phía nam của miền.

     Giải thích:

     Do ở Tây Bắc tỉ lệ che phủ của rừng còn rất thấp, địa hình dốc và mưa tập trung dưới hình thức những trận mưa rào. Phía nam của Bắc Trung Bộ tỉ lệ che phủ rừng còn cao. (Dựa vào bản đồ "Thực vật và Động vật", trang 12).

     f. Sự phân hóa về giá trị kinh tế của sông ngòi

     - Các sông ở Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ, đặc biệt là sông Đà có giá trị thủy điện lớn (sông Đà có trữ lượng thủy năng khoảng 6 triệu KW). Ngoài ra các con sông này cũng có giá trị nhất định về bồi đắp phù sa và giao thông vận tải.

     Giải thích:

     Do đây là những con sông lớn, lắm thác ghềnh.

     - Các con sông ở phía nam của Bắc Trung Bộ ít có giá trị về mặt kinh tế hơn.

     Giải thích:

     Các sông có tổng lượng nước thấp, các sông đều nhỏ, ngắn và dốc.

     Như vậy qua sự phân hóa sông ngòi của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thì nổi bật hơn cả là phân hóa bắc – nam: giữa Tây Bắc và phần phía bắc của Bắc Trung Bộ với phần phía nam của Bắc Trung Bộ. Nguyên nhân là do các đặc điểm về địa hình, hình dạng lãnh thổ và khí hậu có sự phân hóa Bắc – Nam dẫn tới sự phân hóa sông ngòi của miền.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư