Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, nhận xét và giải thích về tình hình phân bố của cây lúa ở nước ta.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Lúa được phân bố chủ yếu ở đồng bằng và thung lũng có địa hình thấp, đất phù sa, mật độ dân số cao.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Vựa lúa lớn nhất, có diện tích trồng lúa chiếm trên 95% so với diện tích trồng cây lương thực (không dẫn chứng không cho điểm).
+ Phát triển vì:
▪ Hằng năm được phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp.
▪ Hệ thống kênh rạch chằng chịt (tạo điều kiện thuỷ lợi tốt),
▪ Khí hậu thuận lợi (điều hoà);
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Vựa lúa lớn thứ hai, có diện tích trồng lúa chiếm 71 – 95% so với diện tích trồng cây lương thực.
+ Phát triển vì:
▪ Đất phù sa sông Hồng, địa hình thấp.
▪ Dân đông và có kinh nghiệm trồng lúa nước.
- Đồng bằng duyên hải và các tỉnh khu 4 cũ:
+ Có diện tích trồng lúa chỉ chiếm từ 71 - 80% so với diện tích trồng cây lương thực.
+ Vì đất pha cát, khí hậu khắc nghiệt.
- Phía Tây Bắc vùng Trung du miền núi, hoặc Kon Tum và Gia Lai: Đông Nam Bộ có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực chỉ chiếm 60%; do đất feralit thích hợp với hoa màu và cây công nghiệp hơn là trồng lúa; hoặc do địa hình cao, dốc không thích hợp với trồng lúa.
- Tây Ninh và Sông Bé, hoặc Bình Định và Phú Yên có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực là 81 – 93%; do đất phù sa cổ hoặc đất có tỉ lệ phù sa cao hơn các vùng khác
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |