Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dấu hiệu nào trong các đoạn trích sau cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn? Từ đó, em rút ra bài học gì trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu? a. Vũ Nương trở về dương thế, nhưng chỉ hiện ra “ở giữa dòng mà nói vọng vào: “ - […] thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ảo ảnh chập chờn và mau chóng tan biến. Chia li là vĩnh viễn. Người chết chẳng thể nào sống lại: “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”. (Nguyễn Đăng Na, ...

Dấu hiệu nào trong các đoạn trích sau cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn? Từ đó, em rút ra bài học gì trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu?

a. Vũ Nương trở về dương thế, nhưng chỉ hiện ra “ở giữa dòng mà nói vọng vào: “ - […] thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ảo ảnh chập chờn và mau chóng tan biến. Chia li là vĩnh viễn. Người chết chẳng thể nào sống lại: “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.

(Nguyễn Đăng Na, “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người)

b. Sau này, tâm hồn thi sĩ, ngòi bút tài hoa của Hoàng Cầm cũng khiến ta chẳng thế nào quên nụ cười của những cô gái miền quê Kinh Bắc:

Những cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu tỏa nắng.

(Lê Quang Hưng, “Nắng mới” - sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng)

c. Từ hơn nửa thế kỉ trước đây, Nguyễn Tuân đã sớm cảm thấy cái sức truyền cảm tuy kín đáo nhưng khó cưỡng lại ấy trong văn chương của Thạch Lam khi viết một câu văn đúng và đẹp lạ lùng: “Đọc ‘Hai đứa trẻ”, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín” (Nguyễn Tuân, “Thạch Lam”, trích lại trong “Thạch Lam, văn và đời”)

(Đỗ Kim Hồi, Thạch Lam - Đôi điều cảm nhận)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
6
0
0
Nguyễn Thị Nhài
10/09 22:37:49

a. Dấu hiệu: người viết đặt lời nói trực tiếp của Vũ Nương và lời dẫn truyện của Nguyễn Dữ vào dấu ngoặc kép

b. Dấu hiệu: người viết tuân thủ quy tắc trích thơ (trước khi trích thơ có dấu hai chấm, đảm bảo cách xuống dòng giống như nguyên tác bài thơ).

c. Dấu hiệu: người viết chọn đúng tài liệu liên quan đến lời nhận xét của Nguyễn Tuân về Thạch Lam, lời của Nguyễn Tuân được đặt trong dấu ngoặc kép, cuối lời trích dẫn có nêu tên và nguồn trích dẫn).

* Bài học rút ra: Khi tham khảo tài liệu, cần tìm đúng nguồn tin tham khảo bằng cách chọn lọc sách, báo uy tín. Khi trích dẫn, cần đảm bảo đúng thông tin được trích dẫn, đặt câu trích dẫn trong dấu ngoặc kép hoặc tôn trọng cách trình bày của tác giả bản thân đang tham khảo, ghi rõ nguồn tham khảo ở cuối câu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo