Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

II. LÀM VĂN Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài viết: Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thể cho kịp mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ủng, gió và rét rất dữ dội. Những trong các làng Mèo Đỏ, những ...

II. LÀM VĂN

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài viết:

Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh

nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thể cho kịp mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ủng, gió và rét rất dữ dội.

Những trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ [...]. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu.

Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.

Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày Tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy.

Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma. Xung quanh, chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa.

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.

Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trở một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.

(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008)

Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét ngắn gọn về chất thơ trong tác phẩm.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
23
0
0
Nguyễn Thu Hiền
11/09 08:58:31

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận của bài viết: phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt và nhân vật Mị trong đoạn trích -> từ đó nhận xét chất thơ trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài.

B. Thân bài:

I. Giới thiệu tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

II. Phân tích đoạn trích.

1) Tóm tắt phần đầu của truyện + dẫn dắt giới thiệu đến đoạn văn bản.

- Sinh ra và lớn lên ở vùng núi cao Hồng Ngài dưới chế độ phong kiến miền núi, Mị là cô gái có nhan sắc rực rỡ, có tài năng thổi sáo và có một tâm hồn đẹp: hiếu thảo, yêu tự do, tự tin vào khả năng lao động của bản thân…

- Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ và vì hủ tục cướp vợ mà Mị đã bị lừa bắt về làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Suốt mấy tháng trời đêm nào cũng khóc mà không nguôi ngoai được nỗi khổ đau, Mị hái lá ngón định tự tử, nhưng vì thương cha mà không đành lòng.

- Những đày đọa về thể xác ở chốn địa ngục trần gian đã khiến Mị tê liệt về tinh thần, “mỗi ngày Mị càng không nói”, và “cũng không nghĩ ngợi nữa”. Mị giống như con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa, kiếp người bị biến thành kiếp vật tăm tối nặng nề.

- Thế mà đột nhiên trong đêm tình mùa xuân, ý thức đã hồi sinh, tạo nên một sức sống mãnh liệt ở Mị. Sự thay đổi ấy được xem là một “ca tâm lí” rất khó, thử thách ngòi bút khắc họa diễn biến tâm lí của nhà văn Tô Hoài. Và nhà văn đã rất tinh tế và khéo léo khi có một sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng để tạo nên sự biến chuyển tâm lí ấy.

2) Phân tích đoạn trích.

a) Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt.

* Khung cảnh ngày xuân.

- Đó là khung cảnh ngày xuân tươi vui, tràn đầy sức sống vớ i màu sắc rưc r ̣ ỡ và âm thanh rôn rã:

+ Tuy “gió và rét rất dữ dội” nhưng lại mang đến vẻ đẹp riêng gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng

+ Đặc biệt, trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ

+ “đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”. Tiếng cười ầm rộn rã là sự phản chiếu niềm vui hồn nhiên, trong trẻo của trẻ thơ trong sự trông mong, đợi chờ hạnh phúc.

- Đó còn là cảnh tượng “các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho”. Lệ ăn Tết ở Hồng Ngài là chọn thời điểm gặt hái vừa xong, không kể ngày tháng nào “Ăn Tết như thế cho kịp mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới” -> Cảnh tượng và thời điểm ấy mang đến cảm giác thanh nhàn và yên ấm.

* Cảnh sinh hoạt trong đêm tình mùa xuân

*1 Tiếng sáo “thiết tha bổi hổi”:

    "Mày có con trai con gái rồi

    Mày đi làm nương

    Ta không có con trai con gái

    Ta đi tìm người yêu".

Tiếng sáo là giai điệu của lời hát- là lời giục giã, hối thúc những chàng trai cô gái đến với cuộc chơi trong đêm tình mùa xuân tươi vui và rộn rã ngoài kia, để đi tìm tình yêu và hạnh phúc đích thực

* Cảnh vui chơi.

“Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy.”

- Không khí đông vui tấp nập nhộn nhịp…

- Những trò chơi truyền thống mang bản sắc dân tộc vùng miền rất phong phú và hấp dẫn…

* Bữa cơm Tết cúng ma.

“Cả nhà thống lý ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm tiếp ngay cuộc rượu bên bếp lửa.”

- Tục lệ thờ cúng tổ tiên linh đình và trang trọng -> truyền thống văn hóa đẹp của dân tộc...

- Bữa cơm ngày Tết bên bếp lửa đủ đầy, sung túc -> mang theo ước vọng về một năm mới tốt đẹp

-> tác động tích cực đến tâm hồn băng giá của Mị

b) Vẻ đẹp của nhân vật Mị

Trước tác động của cảnh thiên nhiên ngày xuân và cảnh sinh hoạt ngày Tết, Mị đã dần dần hồi sinh sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc

* Tiếng sáo “thiết tha bổi hổi” có sự dịch chuyển đầy thú vị:

- Dịch chuyển về không gian từ xa đến gần, từ ngoài vào trong: lấp ló ngoài đầu núi vọng lại -> văng vẳng ở đầu làng -> dần dần rập rờn trong đầu Mị

- Dịch chuyển về thời gian từ hiện tại đến quá khứ, từ thực đến mộng: từ chỗ là tiếng sáo thực mà Mị còn tỉnh táo để nhận ra giai điệu và nhẩm theo dần dần đã trở thành tiếng sáo của hoài niệm- tiếng sáo của Mị và tiếng sáo của những chàng trai say mê của một thời xa vắng

* Trong bữa cơm Tết cúng ma, “Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát”, rồi say “Mị lịm mặt ngồi đấy”… Cái say cùng lúc vừa gây lãng quên, vừa đem về nỗi nhớ:

+ Lãng quên thực tại cay đắng của bản thân: nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, những hình ảnh sinh động và những âm thanh rộn rã đến thế mà Mị không nghe, không thấy. Và “Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết”

+ “Lòng Mị thì đang sống về ngày trước”, Mị nhớ về những tháng ngày tươi đẹp, hạnh phúc và đầy kiêu hãnh của tuổi trẻ “Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”

(Tailieuchuan.vn)

3) Tổng hợp đánh giá

a) Nội dung

- Đoạn trích đã cho thấy vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên ngày xuân và cảnh sinh hoạt ngày Tết mang bản sắc riêng ở vùng núi cao Hồng Ngài; đặc biệt đã tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị- sự trỗi dậy, hồi sinh của sức sống tiềm tàng, là sự sống dậy của sức sống thanh xuân và khát vọng tự do, hạnh phúc trong đêm tình mùa xuân.

- Tuy rằng lần thức tỉnh thứ nhất này không đủ sức để thay đổi số phận của Mị nhưng nó có ý nghĩa thật sâu sắc, cho biết rằng sức sống của Mị vẫn tiềm tàng và có thể hồi sinh.

b) Nghệ thuật tả cảnh và miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc

* Nghệ thuật tả cảnh- đây là thế mạnh nổi bật của ngòi bút Tô Hoài (tả cảnh và tả phong tục)

- Cảnh thiên nhiên ngày xuân tươi vui, tràn đầy sức sống với màu sắc rưc rỡ và âm thanh rôn rã

- Cảnh sinh hoạt:

+ trai gái chơi ném quay, đánh pao, thổi sáo, khèn và nhảy

+ Cảnh đêm tình mùa xuân với tiếng sáo véo von bay bổng gọi bạn tình

* Nghệ thuật miêu tả tâm lí.

- Nhà văn ít tả hành động mà chủ yếu khắc họa tâm tư, nhiều khi mới chỉ là các ý nghĩ chập chờn trong tiềm thức nhân vật. Thế giới nội tâm ấy được Tô Hoài khám phá, miêu tả một cách tự nhiên, sinh động phù hợp với qui luật tâm lý, quy luật đời sống tình cảm của con người.

- Giọng kể của nhà văn có lúc hòa vào dòng tâm tư nhân vật, vẽ lên đầy đủ các cung bậc tình cảm của nhân vật. Có thể thấy Tô Hoài miêu tả và khám phá đời sống nội tâm của nhân vật không chỉ bằng cảm quan nghệ sĩ mà còn bằng cả tấm lòng mình.

III. Nhận xét chất thơ (chất trữ tình) trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài.

* Chất thơ là tính chất trữ tình được tạo nên bở i sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng với vẻ đẹp của cách biểu hiện để có thể khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn ở người đọc.

* Biểu hiện của chất thơ trong đoạn trích:

- Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt.

- Vẻ đẹp của tâm hồn con người- nhân vật Mị: sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc.

- Vẻ đẹp của tấm lòng nhà văn (giá trị nhân đạo): sự say mê thích thú với vẻ đẹp của thiên nhiên và cảnh sinh hoạt miền núi; đồng cảm, yêu thương; đặc biệt là phát hiện, trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người- sức sống và khát vọng hạnh phúc của Mị.

- Ngôn ngữ miêu tả tinh tế, giàu giá trị gợi tả và gợi cảm.

-> mang đến những rung cảm thẩm mĩ với các thế hệ người đọc.

C. Kết bài.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư