Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh các câu dưới đây và rút ra tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu: Ví dụ: 1. Chị Cốc đứng trước cửa nhà ta ấy hả? 2. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? - Câu 1: chủ ngữ là danh từ “Chị Cốc”; câu 2: chủ ngữ là cụm danh từ “Chị Cốc béo xù”. - Tác dụng: cung cấp thêm thông tin đặc điểm “béo xù” của “Chị Cốc”; làm tăng giá trị tạo hình, gợi cảm. a1. Anh béo tốt. a2. Anh béo tốt, nhẵn nhụi. ……………………………………………………………………………………………………………… b1. Cứ chốc chốc, tôi lại đưa ...

So sánh các câu dưới đây và rút ra tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu:

Ví dụ:

1. Chị Cốc đứng trước cửa nhà ta ấy hả?

2. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?

- Câu 1: chủ ngữ là danh từ “Chị Cốc”; câu 2: chủ ngữ là cụm danh từ “Chị Cốc béo xù”.

- Tác dụng: cung cấp thêm thông tin đặc điểm “béo xù” của “Chị Cốc”; làm tăng giá trị tạo hình, gợi cảm.

a1. Anh béo tốt.

a2. Anh béo tốt, nhẵn nhụi.

………………………………………………………………………………………………………………

b1. Cứ chốc chốc, tôi lại đưa cả hai chân lên vuốt râu.

b2. Cứ chốc chốc, tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

…………………………………………………………………………………………………………

c1. Nghe xong, cụ giáo ho.

c2. Nghe xong, cụ giáo ho khụ khụ.

………………………………………………………………………………………………………

1 trả lời
Hỏi chi tiết
3
0
0
Đặng Bảo Trâm
11/09 10:26:57

Trả lời:

*

a1. Anh béo tốt.

a2. Anh béo tốt, nhẵn nhụi.

- Câu a1: vị ngữ là tính từ “béo tốt”; câu a2: vị ngữ là cụm tính từ “béo tốt, nhẵn nhụi”.

- Tác dụng: cung cấp thêm thông tin đặc điểm “béo tốt, nhẵn nhụi” của “Anh”; làm tăng giá trị tạo hình, gợi cảm.

*

b1. Cứ chốc chốc, tôi lại đưa cả hai chân lên vuốt râu.

b2. Cứ chốc chốc, tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

- Câu b1: vị ngữ là động từ “lại đưa cả hai chân lên vuốt râu”; câu b2: vị ngữ là cụm động từ “lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”.

- Tác dụng: cung cấp thêm thông tin, thái độ “trịnh trọng và khoan thai” của “tôi”; làm tăng giá trị tạo hình, gợi cảm.

*

c1. Nghe xong, cụ giáo ho.

c2. Nghe xong, cụ giáo ho khụ khụ.

- Câu c1: vị ngữ là động từ “ho”; câu c2: vị ngữ là cụm động từ “ho khụ khụ”.

- Tác dụng: cung cấp thêm thông tin đặc điểm “khụ khụ” khi “ho” của “cụ giáo”; làm tăng giá trị tạo hình, gợi cảm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo