Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Bài ca chim Ưng” là bài ca cổ mà ông lão Na-dưa Ra-him Ôg-lư (Nadir Ragim Ogly), kể cho nhân vật xưng “tôi” nghe. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật Rắn Nước và Chim Ưng. Rắn Nước chứng kiến Chim Ưng gặp nạn rơi xuống khe núi. Dù mình đầy vết thương, Chim Ưng vẫn khao khát bay lên baaif trời một lần nữa, nên theo lời gợi ý của Rắn Nước, nó lao đến miệng vực, đâm bổ xuống. Thấy vậy, Rắn nước, kẻ sinh ra chỉ bò chứ không thể bay cũng thử ...

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Bài ca chim Ưng” là bài ca cổ mà ông lão Na-dưa Ra-him Ôg-lư (Nadir Ragim Ogly), kể cho nhân vật xưng “tôi” nghe. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật Rắn Nước và Chim Ưng. Rắn Nước chứng kiến Chim Ưng gặp nạn rơi xuống khe núi. Dù mình đầy vết thương, Chim Ưng vẫn khao khát bay lên baaif trời một lần nữa, nên theo lời gợi ý của Rắn Nước, nó lao đến miệng vực, đâm bổ xuống. Thấy vậy, Rắn nước, kẻ sinh ra chỉ bò chứ không thể bay cũng thử tung mình lên không, nhưng nó không chết, chỉ rơi xuống đống đá. Nó thấy loài chim thật buồn cười, thấy hãnh diện với bản thân vì biết bằng lòng với cuộc sống trên đất. Trong khi đó, sóng biển vẫn hát bài ca ca ngợi Chim Ưng dũng cảm. Đoạn trích dưới đây thuộc phần đầu và phần cuối câu chuyện.

Bài ca chim ưng

Mác-xim Go-rơ-ki (Macxim Gorki)

[…] Biển tối sầm, cuồn cuộn những lớp sóng dũng mãnh, sáng dần lên, và rải rác trên mặt biển đây đó hiện lên những mảnh trăng vứt bừa bãi. Trăng đã ló lên từ phía sau những đỉnh núi xù xì, và giờ đây nó trầm ngâm rót ánh sáng xuống mặt biển đang thở dài dâng lên đón nó, xuống biển và xuống tảng đá cạnh chúng tôi.

- Ra-him!... Cụ kể chuyện đi ! – Tôi yêu cầu ông già.

- Để làm gì? – Ra-him hỏi, không ngoảnh về phía tôi.

- Thế thôi! Tôi thích nghe chuyện cụ kể.

- Tôi kể hết rồi … CHẳng còn biết chuyện gì nữa …

Đó là ông lão muốn tôi năn nỉ thêm. Tôi bèn năn nỉ ông.

- Tôi kể lại một bài ca nhé? – Ra-him thuận lòng.

Tôi muốn nghe một bài ca cổ. Thế là bằng một giọng ngâm đều đều, cố giữ nguyên cái âm điệu đặc thù của bài hát, ông lão bắt đầu kể:

“Rắn Nước bò lên cao, đi vào núi và nằm trong một khe núi ẩm ướt, mình khoanh tròn, mắt trông ra biển.

[…] Bỗng trong khe núi, nơi Rắn Nước nằm khoanh, Chim Ưng từ trên trời rơi xuống, ngực dập nát, máu nhuốn khắp bộ lông.

Kêu lên một tiếng ngắn, Chim rơi xuống đất và tức giận vùng vẫy, ngực đập vào đá cứng.

[…] Rắn bì lại gần Chim bị thương và phì phì phun thẳng vào mặt Chim:

- Sao, mi sắp chết ư?

- Phải, ta đang hấp hối! – Chim ưng đáp sau một tiếng thở dài. Ta sống thật huy hoàng! … Ta đã biết thế nào là hạnh phúc! … Ta đã chiến đấu dũng cảm! Ta đã trông thấy trời xanh … Không bao giờ mày được thấy trời gần như vậy! … Thật khổ thân mày.

- Thì đã sao? Trời ư? Chỉ là một chỗ trống … Ta bò làm sao được? Ở đây ta sướng lắm, vừa ấm lại vừa ẩm ướt.

Rắn đáp lời Chim tự do như vậy, trong bụng cười thầm Chim về những lời lẽ viển vông.

Và Rắn nghĩ: “Dù bay hay bò thì rốt cục cũng thế thôi. Đều nằm trong lòng đất, đều trở thành tro bụi …”

Nhưng Chim Ưng dũng mãnh bỗng vùng vẫy, nhỏm dậy một chút và đưa mắt nhìn dọc khe núi.

Nước rỉ qua những khe đá xám xịt, trong cái vực tối tăm, không khí ngột ngạt và sặc mùi thiu rữa.

Và thi hết tàn lực, Chim Ưng thét lên, tủi phiền và đau đớn:

- Ôi, giá được bay vút lên trời một lần nữa! Bấy giờ ta sẽ áp chặt kẻ thù vào những vết thương trên ngực ta … Ôi, hạnh phúc của chiến đấu! …

Rắn nghĩ: “Chắc trên trời sống thích thật, cho nên nó mới rên xiết như thế!”

Và Rắn bàn với Chim trời tự do:

- Thế thì mi hãy cố lần lên bờ vực rồi lao xuống. Có lẽ đôi cánh sẽ nâng mi, và mi sẽ sống thêm ít nữa trong môi trường quen thuộc của mi.

Và Chim Ưng giật mình rồi cất lên tiếng rên kiêu hãnh, lần lên bờ vực, móng trượt trên mặt đá nhầy nhụa.

Lên đến miệng vực, Chim dang cánh, hít một hơi dài cho đầy lồng ngực, mắt sáng quắc lên, rồi đâm bổ xuống.

Nhưng rồi như một hòn sỏi, nó lăn trên vách đá rơi xuống rất nhanh, cánh gãy, lông rụng tả tơi.

Dòng thác đón lấy Chim, cuốn sạch máu nó, phủ bọt lên thân nó và vùn vụt đưa nó ra biển.

Và sóng biển vẫn xô vào đá với tiếng gầm buồn rười rượi … Và xác Chim không còn tăm tích trên mặt biển mênh mông”.

[…] Phía xa màu nguyệt bạch của biển cả lặng thinh, trên bờ sóng vỗ nhịp nhàng, và tôi lặng thinh nhìn ra khơi. Trên mặt nước, những đốm bạc từ trăng chiếu xuống mỗi lúc một dày… Nồi canh của chúng tôi sôi khe khẽ.

Mọi vật đều mơ màng trong giấc ngủ, nhưng là một giaacs ngủ hết sức mong mang, và người ta có cảm giác như chỉ một giây sau mọi vật đều sẽ giật mình tỉnh dậy và sẽ vang lên trong một bản hòa tấu hoàn mĩ của những âm thanh êm ái vô cùng.

(Trích Tuyển tập truyện ngắn Macxim Gorki, Cao Xuân Hạo,

Phạm Mạnh Hùng dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2012)

a. Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong đoạn trích.

b. Chim Ưng và Rắn Nước đã trò chuyện về vấn đề gì? Em có đồng ý với cách tác giả giải quyết vấn đề của Chim Ưng không? Vì sao?

c. Cách dùng dáu ngoặc kép trong văn bản trên cho thấy có sự kết hợp lời kể khác nhau của hai người kể chuyện. Hãy xác định lời của mỗi người kể chuyện bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

TT

Từ câu … đến câu …

Là lời kể của …

Ngôi kể thứ

1

Từ “Biển tối sầm, cuồn cuộn những lớp sóng dũng mãnh…” đến “… ông lão bắt đầu kể.”

3

Từ “Rắn Nước bò lên cao, đi vào núi …” đến “Và xác Chim không còn tăm tích trên mặt biển mênh mông.”

3

Từ “Phía xa màu nguyệt bạch của biển cả lặng thinh …” đến “… một bản hòa tấu hoàn mĩ của những âm thanh êm ái vô cùng.”

Sự thay đổi trong cách kể chuyện như có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
15
0
0
Phạm Văn Bắc
11/09 10:58:45

Trả lời:

a. Các sự kiện chính xảy ra trong văn bản “Bài ca chim ưng”:

- Nhân vật “tôi” năn nỉ ông lão Ra-him kể một bài ca cổ có tên “Bài ca Chim Ưng”.

- Chim Ưng bị thương, rơi xuống khe núi và gặp Rắn Nước.

- Rắn Nước khuyên Chim Ưng thả mình từ miệng vực để có thể lần nữa bay lên bầu trời.

- Chim Ưng thả mình xuống vực nhưng không bay lên được mà bị sóng cuốn đi.

b. Em hãy xác định nội dung tranh luận giữa Chim ưng và Rắn Nước, sau đó, nêu ý kiến đồng ý hay không đồng ý với cách giải quyết vấn đề của tác giả và giải thích vì sao.

Gợi ý trả lời:

- Chim Ưng và Rắn Nước tranh luận với nhau về cuộc sống trên bầu trời.

+ Chim Ưng: trông thấy trời xanh, tự do bay lượn giữa bầu trời là hạnh phúc, thấy Rắn Nước thật khổ thân vì không được gần bầu trời.

+ Rắn Nước: trời chỉ là một chỗ trống, không bò được, ở hẻm núi vửa ấm lại vừa ẩm ướt.

Cuộc tranh luận này cho thấy cả Chim Ưng và Rắn Nước đều có cái nhìn phiến diện, chỉ đứng trên góc nhìn, trải nghiệm, môi trường sống của mình để đánh giá cuộc sống của người khác.

- Cách tác giả giải quyết vấn đề: Để Rắn Nước khuyên Chim Ưng lao từ vực xuống, nhằm nâng đôi cánh lên, sống thêm một ít nữa trong môi trường bầu trời quen thuộc.

- Ý kiến của em về cách tác giả giải quyết vấn đề của Chim Ưng có thể phát biểu theo hai hướng sau:

+ Đồng ý với cách giải quyết của tác giả, vì: Chim Ưng đang hấp hối, nếu không thử lao xuống miệng vực, nó cũng sẽ chết. Lao xuống vực, biết đâu, Chim Ưng có thể bay lượn được thêm một vài giây phút giữa bầu trời. Cách giải quyết này cho thấy Chim ưng rất dũng cảm, khao khát tự do và biết có gắng hết sức để đạt được niềm hy vọng.

+ Phản đối cách giải quyết của tác giả, vì: Chim Ưng bị thương nặng, không thể nào bay lên đươc nữa. Chính vì nó cố chấp lao xuống vực để bay lên mới bị sóng cuốn trôi, chết trong đau đớn và thất vọng. Cách giải quyết này cho thấy Chim Ưng không biết chấp nhận thực tế, mơ mộng viển vông.

c. Trước tiên, em hãy xác định lời của mỗi người kể chuyện trong văn bản Bài ca Chim Ưng, sau, rút ra tác dụng:

Gợi ý trả lời:

TT

Từ câu … đến câu …

Lời lời kể của …

Ngôi kể thứ …

1

Từ “Biển tối sầm, cuồn cuộn những lớp sóng dũng mãnh …” đến “… ông lão bắt đầu kể.”

Người kể chuyện xưng “tôi”

Ngôi kể thứ nhất: Sử dụng từng xưng “tôi”, gọi nhân vật là “ông lão”

2

Từ “Rắn Nước bò lên cao, đi vào núi ..” đến “Và xác Chim không còn tăm tích trên mặt biển mênh mông.”

Người kể chuyện là nhân vật “ông lão”.

Ngôi kể thứ ba: Lời kể được đặt trong ngoặc kép với sự giới thiệu (lời dẫn) của người kể chuyện xưng “tôi”.

3

Từ “Phía xa màu nguyệt bạch của biển cả lặng thinh …” đến :.. một bản hoàn tấu hoàn mĩ của những âm thanh êm ái vô cùng.”

Người kể chuyện xưng “tôi”.

Ngôi kể thứ nhất: Sử dụng từ xưng “tôi”, gọi nhân vật là “ông lão”.

 Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong cách kể chuyện:

- Giúp người đọc phân biệt được hai câu chuyện: câu chuyện nhân vật tôi kể về ông lão Ra-him và câu chuyện về Chim Ưng và Rắn Nước mà ông lão Ra-him kể cho nhân vật tôi nghe.

- Giúp người đọc thấy được sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi sau khi nghe câu chuyện về con Chim Ưng dũng cảm, dám chết cho khát vọng được bay lượn trên bầu trời.

- Giúp người đọc phân biệt giữa hai thế giới: thế giới thực tại là câu chuyện của ông lão và nhân vật tôi; thế giới tưởng tượng là câu chuyện mang tính chất triết về Chim Ưng và Rắn Nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư