• Giải thích kết quả thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao việc thắt nút lại chứng minh được tính tự động của tim?
- Tại sao khi tâm thất co thì mỏm tim lại co trước?
- Tại sao adrenaline có thể dùng làm thuốc trợ tim?
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
• Trả lời các câu hỏi sau:
- Việc thắt nút chứng minh được tính tự động của tim vì: Thắt nút sẽ giúp cô lập từng phần của tim, nhờ đó sẽ giúp tìm hiểu được vai trò của mỗi bộ phận của hệ dẫn truyền tim trong việc tạo nên tính tự động của tim.
- Khi tâm thất co thì mỏm tim lại co trước vì: Khi nút xoang nhĩ phát xung thần kinh thì xung thần kinh từ nút xoang nhĩ truyền xuống tâm nhĩ làm tâm nhĩ co đồng thời truyền xuống nút nhĩ thất. Xung thần kinh từ nút nhĩ thất truyền qua bó His chạy theo vách liên thất xuống mỏm tim trước rồi mới theo mạng lưới Purkinje xuống cơ tâm thất làm tâm thất co.
- Adrenaline có thể dùng làm thuốc trợ tim vì: Adrenaline là loại hormone có ảnh hưởng đến hoạt động của tim theo hướng làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim.
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
- Tên thí nghiệm: Tính tự động của tim; ảnh hưởng của thần kinh đối giao cảm, thần kinh giao cảm và adrenaline đến hoạt động của tim.
- Nhóm thực hiện: ………….
- Kết quả và thảo luận:
+ Kết quả và thảo luận khi thắt nút thắt thứ nhất:
Kết quả: Học sinh thực hiện nút thắt thứ nhất (ngăn cách đường dẫn truyền giữa xoang tĩnh mạch và phần nhĩ thất của tim) rồi ghi kết quả vào bảng:
Thời điểm Vị trí | Ngay sau khi thắt nút | 5 – 6 phút sau khi thắt nút |
Phần xoang tĩnh mạch | ||
Phần còn lại của tim |
Giải thích:
Sau khi thắt nút thắt thứ nhất, xoang tĩnh mạch vẫn đập và đập nhanh hơn nhịp tim ban đầu vì: Xoang tĩnh mạch của ếch có nút Remark (tương ứng với nút xoang nhĩ ở người) có khả năng tự phát xung động. Đồng thời, do sự cản trở bởi nút thắt, lưu lượng máu trong xoang tĩnh mạch tăng mạnh làm cho tế bào thụ thể tiếp nhận kích thích phát xung thần kinh nhanh hơn nhằm giảm áp lực.
Sau khi thắt nút thắt thứ nhất, tim ngay lập tức dừng hoạt động trong vài giây vì: Nút thắt này ngăn cách xoang tĩnh mạch với tim mà xoang tĩnh mạch có nút Remark - nơi có tính tự động mạnh nhất dẫn đến khi thắt nút thì xung thần kinh phát từ nút xoang nhĩ không thể truyền xuống phía dưới được. Do đó, phần trên nút thắt vẫn hoạt động bình thường, còn dưới thì bị ngừng vài giây. Sau đó, phần dưới nút thắt hoạt động trở lại sau vài giây nhưng yếu hơn trước vì: Giữa tâm thất và tâm nhĩ có nút Bidder (tương ứng với nút nhĩ thất) cũng có khả năng tự động phát xung thần kinh nhịp nhàng nhưng yếu hơn nút Remark.
+ Kết quả và thảo luận khi thắt nút thắt thứ 2 (khi thực hiện cả nút thắt 1 và nút thắt 2 thì sẽ ngăn cách đường dẫn truyền giữa phần xoang tĩnh mạch, phần nhĩ, phần thất của tim):
Kết quả: Học sinh thực hiện nút thắt thứ hai rồi ghi kết quả vào bảng:
Vị trí | Số nhịp |
Tâm nhĩ | |
Tâm thất |
Giải thích: Xoang tĩnh mạch tiếp tục co bóp do có nút Remark phát nhịp. Tâm nhĩ không co bóp do có nút Ludwig (nằm sát nút Bidder có tác dụng tim) ức chế. Tâm thất co bóp chậm do nút Bidder không còn bị ức chế bởi nút Ludwig và phát nhịp tự động (nút Bidder cũng có khả năng tự động phát xung thần kinh nhịp nhàng nhưng yếu hơn nút Remark).
+ Kết quả và thảo luận khi tìm hiểu ảnh hưởng của thần kinh đối giao cảm, giao cảm đến hoạt động của tim ếch:
Kết quả: Học sinh thực hiện xác định và kích thích dây thần kinh đối giao cảm – giao cảm rồi ghi kết quả vào bảng:
Thời điểm | Số nhịp tim |
Trong khi kích thích | |
Sau khi kích thích 1 – 2 phút |
→ Khi kích thích, tim ngừng đập ở thì tâm trương. Sau khi kích thích 1 – 2 phút, tim lại đập trở lại bình thường.
Giải thích: Hoạt động của tim chịu sự chi phối của dây đối giao cảm – giao cảm. Khi kích thích vào vị trí giữa dây đối giao cảm – giao cảm, xung thần kinh từ dây thần kinh đối giao cảm đến tim trước gây ra các tác dụng giảm nhịp tim, giảm trương lực cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền xung động trong tim, nếu cường độ kích thích cao sẽ làm tim ngừng đập ở thì tâm trương.
+ Kết quả và thảo luận khi tìm hiểu ảnh hưởng của adrenaline đến hoạt động của tim ếch:
Kết quả: Khi nhỏ adrenaline, cường độ co tim tăng.
Giải thích: Adrenaline là loại hormone có ảnh hưởng đến hoạt động của tim theo hướng làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim.
- Kết luận:
+ Tim hoạt động tự động do hệ dẫn truyền tim.
+ Tim hoạt động tự động nhưng vẫn chịu sự điều hòa theo cơ chế thần kinh và thể dịch (một số hormone như adrenaline).
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |