Nêu thời gian và nội dung Việt nam và malaysia đã ký kết và trao đổi công hàm phê duyệt bản thỏa thuận về “hợp tác khai thác chung” trong khu vực thềm lục địa chồng lấn.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Giữa Việt Nam và Malaysia có một vùng biển chồng lấn nằm ở gần cửa vịnh Thái Lan, được tạo thành bởi đường ranh giới thềm lục địa do Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979. Vùng chồng lấn này không rộng, diện tích 2.800km2, nhưng có tiềm năng về dầu khí.
Từ ngày 3 đến 5-6-1992, hai bên đã tiến hành đàm phán tại Kuala Lumpur. Tại vòng đàm phán này, hai bên đã ký Văn bản thỏa thuận hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn (MOU). Nội dung chủ yếu của thỏa thuận này gồm:
- Chính thức xác nhận tọa độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới thềm lục địa do Tổng cục Dầu khí Việt Nam công bố năm 1977 (trùng với ranh giới thềm lục địa do VNCH công bố năm 1971) và ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979.
- Gác vấn đề phân định thềm lục địa để hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn theo nguyên tắc chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia đồng đều lợi ích - Nếu có mỏ dầu khí nằm vắt ngang khu vực xác định và một phần nằm trên thềm lục địa của Malaysia hoặc Việt Nam thì hai bên thỏa thuận thăm dò khai thác.
Về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động trong vùng chồng lấn, về nguyên tắc Việt Nam có quyền thực hiện quản lý về hải quan, cảng xuất dầu và công trình trên biển, về thuế, biên phòng...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |