Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
♦ Yêu cầu số 1: Sự phát triển không ổn định của Nhật Bản những năm 1973-2000
- Giai đoạn 1973 - 1980, kinh tế Nhật Bản suy thoái. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản quyết định giảm 10 % mức tiêu thụ dầu trong các ngành sản xuất, đồng thời nỗ lực ngoại giao để tăng nguồn nhập khẩu dầu mỏ và phát triển các nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...
- Giai đoạn 1980 - 1990, kinh tế Nhật Bản có sự phục hồi, song phát triển không ổn định, thường gọi là “Thời kì kinh tế bong bóng".
- Giai đoạn 1990 - 2000, kinh tế Nhật Bản bước vào thời kì trì trệ kéo dài, thường gọi là “Thập niên mất mát”.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường chỉ ở mức trên dưới 1 %/ năm, thậm chí có năm tăng trưởng âm. Từ năm 1998, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu “bơm tiền” vào các ngân hàng, quốc hữu hoá hoặc sáp nhập một số ngân hàng.
+ Mặc dù phát triển không ổn định nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Đặc biệt, từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới đồng thời là chủ nợ lớn nhất thế giới.
♦ Yêu cầu số 2: Nguyên nhân tình trạng phát triển không ổn định
- Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973.
- Những nhân tố đem lại sự “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản không còn.
- Tình trạng già hóa dân số.
- Chính sách kích cầu của Chính phủ thiếu hiệu quả.
- Sự giảm sút của tỉ lệ tăng trưởng, bao gồm những yếu tố đầu vào của nền kinh tế như tư bản, lực lượng lao động, thời gian lao động,...
- Khó khăn về nguồn vốn do chính sách thắt chặt cho vay của ngân hàng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |